Tình hình phát triển kinh tế của thị trƣờng xuất khẩu có ảnh hƣởng tới nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, do đó có ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố thuộc môi trƣờng kinh tế ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cƣ, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, giá dầu v.v… Trong điều kiện mà mỗi quốc gia đều dựa vào lợi thế của mình cũng nhƣ thị trƣờng tiêu thụ thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu thì tính liên kết và phụ thuộc giữa các nƣớc ngày càng tăng lên. Chính vì điều này mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tế ở nƣớc ngoài đều có những ảnh hƣởng nhất định đối với hoạt động kinh tế
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 22
trong nƣớc. Lĩnh vực hoạt động xuất khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nƣớc ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nƣớc ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất khẩu, tình hình lạm phát , thất nghiệp hay tăng truởng về suy thoái kinh tế...của các nƣớc đều ảnh hƣởng tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu ở nƣớc ta.
Bằng chứng là cuộc khủng hoảng tín dụng ở Hoa Kỳ vào cuối năm 2007, đã lan nhanh và ảnh hƣởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. TS. Hà Văn Hội (2009): “Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính lan rộng, kinh tế thế giới suy giảm mạnh, nhiều nƣớc phát triển rơi vào suy thoái, tốc độ tăng trƣởng của các nƣớc đang phát triển cũng sụt giảm nghiêm trọng. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung đã sụt giảm đáng kể và ngạch xuất khẩu dịch vụ cũng không nằm ngoài xu hƣớng đó.”19
Một ví dụ khác đó là nguy cơ cuộc khủng hoảng kinh tế mới vào năm 2013 tại Hoa Kỳ do bế tắc về chính sách tài khóa khiến Chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa trong 17 ngày đầu tháng 10/2013 và việc nợ công của Mỹ sắp chạm trần và có nguy cơ vỡ nợ trong nhiều ngày sau đó. Mặc d sau đó Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua dự luật nâng trần nợ công và "ngọn lửa nợ công Mỹ" đã đƣợc dập tắt. Tuy nhiên, khi nợ công lúc này quá 90% GDP thì ít nhiều sẽ gây ảnh hƣởng đến tâm lý các nhà đầu tƣ trên thế giới và ngƣời dân Hoa Kỳ. Điều này sẽ khiến cho tiêu d ng ngƣời dân Hoa Kỳ giảm mạnh và xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng sẽ giảm đi.
Ngoài ra, một nhân tố khác thuộc môi trƣờng kinh tế ảnh hƣởng lớn đến hoạt động thƣơng mại nói chung và xuất khẩu nói riêng đó là mối quan hệ hợp tác giữa các nƣớc – quan hệ kinh tế quốc tế. Cụ thể đó là những hiệp định thƣơng mại ký kết giữa các nƣớc. Tác động của nhân tố này có nhiều ảnh hƣởng tích cực đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam nói chung. Thực tế cho thấy, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 thì tình hình kinh tế Việt Nam có sự tăng trƣởng mạnh. Theo Báo cáo về Tác động của Hội nhập Kinh tế Quốc tế đối với nền Kinh tế sau ba năm Việt Nam gia nhập WTO của Bộ Kế Hoạch và Đầu tƣ (2010, trang 8) thì: “Năm
19
TS. Hà Văn Hội, “Xuất khẩu dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu”, Tạp chí
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 23
2007, tăng trƣởng kinh tế Việt Nam đã đƣợc hƣởng lợi từ nhiều yếu tố tích cực từ bên trong cũng nhƣ bên ngoài nền kinh tế gắn liền với HNKTQT. Yếu tố tích cực từ bên ngoài chủ yếu là tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối cao, mặc dù thấp hơn so với mức năm 2006, của nền kinh tế thế giới, nhất là các nƣớc đối tác thƣơng mại chính của Việt Nam nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu và tăng trƣởng kinh tế cao ở khu vực châu Á (nhất là Đông Á). Nhờ HNKTQT sâu rộng hơn, các rào cản thƣơng mại tại các nƣớc bạn hàng giảm, Việt Nam đã mở rộng đƣợc thị phần sang các thị trƣờng này, tăng kim ngạch xuất khẩu, nhờ đó sản lƣợng của các ngành định hƣớng xuất khẩu tăng.”
Thời gian sắp tới khi Việt Nam và Hoa Kỳ sắp sửa hoàn tất quá trình đàm phán ký kết Hiệp định Hợp tác Kinh tế Chiến lƣợc Thái Bình Dƣơng – TPP thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ có khả năng tăng mạnh. Nguyễn Duy Lợi (2014) cho rằng Việt Nam khi tham gia TPP sẽ tiếp cận đƣợc thị trƣờng rộng mở của Hoa Kỳ. Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu hơn 20 tỷ USD vào thị trƣờng Hoa Kỳ và nếu đƣợc hƣởng hàng rào thuế quan ƣu đãi dành cho hội viên thì lƣợng xuất khẩu Việt Nam qua TPP sẽ tăng gấp hai lần.20
Tăng trƣởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới, là thƣớc đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia. Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng của GDP (Tổng thu nhập quốc dân) hoặc GNP (Tổng sản lƣợng quốc gia) trong một thời gian nhất định. Tăng trƣởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lƣợng của nền kinh tế, sự gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trƣởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trƣởng đƣợc sử dụng với ý nghĩa so sánh tƣơng đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.
Theo GS. TS Trần Ngọc Thơ và PGS. TS. Nguyễn Ngọc Định (2013) thì yếu tố về thu nhập quốc dân GDP có ảnh hƣởng đến cán cân thƣơng mại của một quốc gia. Theo đó nếu mức thu nhập của một quốc gia (GDP) tăng theo một tỷ lệ tăng của các quốc gia khác thì mức tiêu thụ hàng hóa của quốc gia đó cũng tăng, mà
20
Nguyễn Duy Lợi (2014), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP): Thực trạng, xu hƣớng và đối sách của Việt Nam, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 9(221), trang 16-17.
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 24
trong đó phần lớn phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nƣớc ngoài, tức nhập khẩu quốc gia đó sẽ tăng. 21
Lincoln Anderson (1993): “Rapid growth in GDP is generally associated with a large rise in imports. The reason is that high demand for foreign products coupled with high rates of return on domestic investment tends to pull foreign investment into a country and increase imports”22
Nhƣ vậy nói tóm lại, khi GDP của một quốc gia tăng thì nhập khẩu hàng hóa nƣớc ngoài có xu hƣớng tăng lên và ngƣợc lại, khi GDP giảm, tức sự tăng trƣởng của nền kinh tế giảm đi thì nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm.
1.4.2 Môi trƣờng chính trị - luật pháp
Tình hình chính trị hợp tác quốc tế đƣợc biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hƣởng đến tình hình thị trƣờng xuất khẩu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung về cơ bản là hoạt động giao dịch mua bán trao đổi thƣơng mại mang tính chất quốc tế cho nên nó chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các yếu tố chính trị, luật pháp của mỗi quốc gia cũng nhƣ quốc tế. Các công ty kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi phải tuân thủ các quy định của các quốc gia có liên quan, các tập quán và luật pháp quốc tế.
- Chế độ chính trị: Chế độ chính trị ổn định hay bất ổn là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp phải quan tâm. Nếu chế độ chính trị ổn định thì doanh nghiệp mới an tâm đầu tƣ sản xuất và xuất khẩu. Theo TS. Dƣơng Hữu Hạnh (2006, trang 31) thì yếu tố chính trị là một trong những trở ngại chính thức trong việc nhập khẩu hàng hóa. Một số sản phẩm đặc biệt nhạy cảm với tình hình chính trị của nƣớc nhập khẩu, vì lao động địa phƣơng và các lợi ích tài chính sẽ bị ảnh hƣởng nếu phải nhập khẩu. Đôi khi, các áp lực tôn giáo hay ý thức hệ có thể gây các hạn chế nhập khẩu một số sản phẩm. Trong một số nƣớc, các hiệp hội của các nhà tiêu thụ và phong
21
GS.TS Trần Ngọc Thơ – PGS.TS Nguyễn Ngọc Định (2013), “Chƣơng 2: Chu chuyển vốn quốc tế”, Tài
chính Quốc tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM, trang 18.
22 Lincoln Anderson (1993), "Gross Domestic Product", The Concise Encyclopedia of Economics, Library of Economics and Liberty, available at: http://www.econlib.org/library/Enc1/GrossDomesticProduct.html, accessed: 04-06-2015.
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 25
trào môi sinh cũng tạo thành một lực lƣợng chính trị gia tăng ảnh hƣởng của họ đối với việc nhập khẩu của nhà nƣớc.
- Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia đặc biệt là luật kinh doanh và luật doanh nghiệp. Cần xen xét xem các luật lệ có tƣơng đối hoàn thiện hay chƣa, có đảm bảo đƣợc tính công bằng hay chƣa hoặc có tôn trọng các nguyên tắc, luật pháp quốc tế hay không là điều rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu. Vì một khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ quốc gia nào thì buộc phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó.
Những rào cản trong hệ thống pháp luật ảnh hƣởng đến việc xuất nhập khẩu của các quốc gia có thể kể đến là thuế quan, hạn ngạch, quy định về xuất xứ hàng hóa, luật Hải quan, luật về nhãn mác, luật về môi trƣờng, quyền sở hữu trí tuệ v.v…
Munir Ahmad (2007) trong bài nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của những quy định xuất xứ (Origin Rules) đối với mặt hàng dệt may tại các nƣớc đang phát triển, cho rằng những quy định về xuất xứ hàng hóa, quy định về hạn ngạch (quota) hay những chính sách bảo hộ khác trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ đã làm hạn chế, cản trở việc nhập khẩu các sản phẩm dệt may, vải, sợi của Hoa Kỳ từ các nƣớc đang phát triển.23
Hay tại Việt Nam, Nguyễn Đình Cung và cộng sự (2011) cho rằng các yếu tố về luật pháp ảnh hƣởng đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp may mặc bao gồm: chính sách thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) và thủ tục hải quan24. Cụ thể, nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 200 doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử. Kết quả cho thấy: “Tỷ lệ đánh giá mức độ ảnh hƣởng của chính sách thuế đến kết quả xuất khẩu “tốt và rất tốt” tuy có tăng lên (27,3% năm 2010 so với 18,9% năm 2007), nhƣng phần lớn doanh nghiệp cho là bình thƣờng. Có thể hiểu chính sách thuế đã có cải thiện theo hƣớng tốt lên cho doanh nghiệp, nhƣng mức độ cải thiện còn thấp sau ba năm gia nhập WTO.” Còn
23
Munir Ahmad (2007), Impact of Origin Rules for Textiles and Clothing on Developing Countries,
International Centre for Trade and Sustainable Development, pp. 41.
24 Nguyễn Đình Cung và cộng sự (2011), Báo cáo nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
xuất khẩu trong ba ngành May mặc, Thủy sản, và Điện tử ở Việt Nam, Quỹ Châu Á & Viện Nghiên cứu
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 26
đối với thủ tục hải quan, kết quả nghiên cứu cho thấy: “Thủ tục hải quan vẫn đƣợc chấp nhận ở phần lớn doanh nghiệp, trong đó 26% cho rằng thủ tục hải quan hiện hành ảnh hƣởng tốt và rất tốt đến kết quả xuất khẩu. Số này rơi vào doanh nghiệp may mặc và chế biến thủy sản. Trong khi đó, cải cách thủ tục hải quan có vẻ ít tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp điện tử. Tuy vậy, thủ tục hải quan ảnh hƣởng xấu và rất xấu đến xuất khẩu vẫn còn ở 11 doanh nghiệp (gần 7%) trong cả ba ngành điều tra.”
1.4.3 Môi trƣờng cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trƣờng xuất khẩu nhất định. Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu cho mình.
Theo Michael E. Porter (1998): “Trong bất kỳ ngành nào, bất kể là nội địa hay quốc tế, thì tính chất của cạnh tranh đều đƣợc thể hiện qua năm yếu tố: (1) mối đe dọa từ sự xuất hiện những đối thủ mới, (2) mối đe dọa từ những sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế, (3) khả năng mặc cả của bên cung cấp, (4) khả năng mặc cả của khách hàng và (5) sự ganh đua giữa các đối thủ hiện tại.”25
Nhƣ vậy, trong môi trƣờng cạnh tranh, doanh nghiệp xuất khẩu thƣờng chịu 5 sức ép chính đến từ đối thủ cạnh tranh hiện hữu, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, nhà cung ứng và sản phẩm thay thế.
Đối thủ cạnh tranh hiện hữu: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tất yếu phải xuất hiện những đối thủ cạnh tranh. Một số công ty có thể thắng đƣợc những đối thủ cạnh tranh của mình là do họ có lợi thế so sánh hơn các đối thủ khác về giá cả, mẫu mã, chất lƣợng… Tuy nhiên cũng có những công ty lại thất bại so với các đối thủ cạnh tranh của mình, điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro, làm khả năng hoạt động của công ty bị thu hẹp và hạn chế khả năng xuất khẩu. Chính vì vậy, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong ngành là một trong những yếu tố quan trọng để
25
Michael E. Porter (1998), Lợi Thế Cạnh Tranh Quốc Gia, Dịch từ Tiếng Anh, Ngƣời dịch: Nguyễn Ngọc Toàn và cộng sự (2006), NXB Trẻ, TP.HCM, trang 93-94..
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 27
xác định đƣợc cƣờng độ và xu thế cạnh tranh, từ đó giúp công ty định hƣớng đƣợc khả năng phát triển cho doanh nghiệp mình.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Mặc dù không phải bao giờ doanh nghiệp cũng gặp phải đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới, song nguy cơ đối thủ mới hội nhập vào ngành cũng có ảnh hƣởng đến chiến lƣợc của doanh nghiệp. Việc bảo vệ vị trí của mình của các doanh nghiệp bao gồm việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài. Những hàng rào này có thể là: lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, đa dạng hoá sản phẩm, sự đòi hỏi có nguồn tài chính lớn, chi phí chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các kênh tiêu thụ vững vàng và ƣu thế về giá thành mà đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn không tạo ra đƣợc. Ngoài ra, một hàng rào khác ngăn cản sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn mới là sự chống trả mạnh mẽ của các tổ chức đã đứng vững.
Khách hàng: Khách hàng là một phần của công ty, khách hàng trung thành là một lợi thế lớn của bất cứ mỗi doanh nghiệp nào. Sự trung thành của khách hàng đƣợc tạo dựng bởi sự thoả mãn những nhu cầu của họ thông qua hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Thông thƣờng các công ty hay thành lập lý lịch của khách hàng, bảng phân loại các khách hàng, v.v… nhằm thu thập thông tin định hƣớng tiêu dùng từ đó tạo cơ sở định hƣớng quan trọng cho việc hoạch định kế hoạch, các chiến lƣợng kinh doanh.
Khách hàng là những ngƣời tiêu dùng, sử dụng sản phẩm của công ty và có khả năng làm cho công ty thu hẹp hay mở rộng quy mô chất lƣợng sản phẩm. Một khi nhu cầu của khách hàng thay đổi thì sản xuất kinh doanh nói chung và xuất khẩu nói riêng cũng phải thay đổi theo sao cho phù hợp. Một vấn đề mấu chốt khác liên quan đến khách hàng là khả năng trả giá của họ. Ngƣời mua có ƣu thế có thể làm cho lợi nhuận của ngành hàng giảm bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lƣợng cao hơn và phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn. Khách hàng có tƣơng đối nhiều