Quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm đồ chơi bằng len tại công ty tnhh bobi craft sang thị trường hoa kỳ (Trang 139 - 143)

Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 180 nƣớc, quan hệ kinh tế với hơn 200 nƣớc và vùng lãnh thổ, trong đó Hoa Kỳ đƣợc coi là một đối tác thƣơng mại lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua. Về hợp tác thƣơng mại, hai nƣớc đã ký kết một số Hiệp định, Thoả thuận về kinh tế nhƣ:

- Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997);

- Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001);

- Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001); - Hiệp định Dệt-may (có hiệu lực từ 1/5/2003);

- Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004);

- Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (có hiệu lực từ 28/7/2005); - Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005)

Nhƣng đáng chú ý nhất đó là Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình bình thƣờng hoá quan hệ

55 Hikaru Peterson et al. (2008), US Consumers’ Willingness to Pay for Wool Product Attributes, Kansas

State University, USA, pp 15. 56

Yun-Ju Chen (2008), Consumer Preferences For Wool Production Attributes, Kansas State University,

SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 123

giữa hai nƣớc. Nhờ đó, kim ngạch thƣơng mại hàng hóa hai chiều đã tăng lên đáng kể. Ngoài ra, sự kiện nổi bật ngày 31/5/2006 hai nƣớc đã chính thức ký thoả thuận kết thúc đàm phán song phƣơng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO).

Ngày 9/12/2006, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật áp dụng quy chế Quan hệ thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và ngày 29/12/2006 Tổng thống G. Bush đã ký ban hành luật này. Ngày 21/6/2007, nhân chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết, hai bên đã ký Hiệp định khung về thƣơng mại và đầu tƣ (TIFA). Với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) vào năm 2007, thƣơng mại hàng hóa song phƣơng Việt Nam-Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014 tiếp tục có những bƣớc khởi sắc đáng kể. Và năm 2014 vừa qua, Hoa kỳ đã trở thành đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam trên toàn thế giới.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, nếu nhƣ trong năm 2005 và 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ chỉ đạt tƣơng ứng là 6,77 tỷ USD và 8,81 tỷ USD thì đến năm 2007, con số này đã là 10,84 tỷ USD. Tuy chịu ảnh hƣởng từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới nặng nề trong các năm tiếp theo, nhƣng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn duy trì ở mức cao. Đến năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa 2 quốc gia đã đạt đến con số 24,49 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2011 và gấp 3,6 lần kết quả thực hiện của năm 2005. Trong đó, xuất khẩu đạt 19,66 tỷ USD và nhập khẩu đạt 4,83 tỷ USD.57

Trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 29,1 tỷ USD, tăng 18,8% so với năm 2012 và gấp 4,3 lần so với con số 6,77 tỷ USD đƣợc ghi nhận vào năm 2005. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 23,9 tỷ USD, cao hơn 21,4% so với năm 2012 và nhập khẩu đạt 5,23 tỷ USD, tăng 8,4% so với kết quả hoạt động của một năm trƣớc đó.58

57 Tổng Cục Hải quan Việt Nam (2013), Đôi nét về quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ, xem tại:

http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=242, ngày truy cập: 01-05-2015 58 Ban quan hệ quốc tế VCCI (2015), Hồ sơ thị trƣờng Hoa Kỳ, trang 12.

SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 124

Đặc biệt là trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 28,655 tỷ USD; chiếm hơn 19% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nƣớc. Ở chiều ngƣợc lại, kim ngạch nhập khẩu từ thị trƣờng này đạt 6,284 tỷ USD; chỉ chiếm khoảng hơn 4% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của cả nƣớc năm 2014. Nhƣ vậy, tính chung cả năm 2014, Việt Nam xuất siêu sang thị trƣờng Hoa Kỳ 22,37 tỷ USD – con số cao kỷ lục và đóng góp tỷ trọng lớn vào thặng dƣ thƣơng mại của cả nƣớc năm 2014.59 Với kim ngạch thƣơng mại hai chiều tăng nhanh, xuất khẩu bức phá mạnh mẽ và xuất siêu lớn, Việt Nam đã vƣợt qua các đối thủ khác nhƣ Thái Lan, Malaysia để trở thành nƣớc tại ASEAN xuất khẩu số 1 vào Hoa Kỳ.

Bảng 2.19 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong giai đoạn 2007 – 2014 Đơn vị tính: tỷ USD 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất khẩu 10.089 11.868 11.355 14.238 16.927 19.667 23.869 28.655 Việt Nam nhập khẩu 0.754 2.635 3.009 3.766 4.529 4.827 5.231 6.284 Tổng kim ngạch XNK 10.843 14.503 14.364 18.004 21.456 24.494 29.100 34.939

Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam

59 Nguyệt Quế (2015), Thƣơng mại Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2014: Những con số kỷ lục, xem tại:

http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/thuong-mai-viet-nam-hoa-ky-nam-2014-nhung-con-so-ky-luc- 2015012011533552.chn, ngày truy cập: 01-05-2015.

SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 125

Với triển vọng Hiệp định Thƣơng mại xuyên Thái Bình Dƣơng TPP sẽ đƣợc 12 nƣớc hoàn tất ký kết vào cuối năm 2015 hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp các nƣớc, trong đó có Việt Nam và Hoa Kỳ. Hiệp định TPP đƣợc ký kết sẽ là cơ hội rất lớn cho hàng hóa Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ, do Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu “khổng lồ” và hàng hóa giữa hai nƣớc không cạnh tranh trực tiếp mà mang tính bổ sung cho nhau. Theo ƣớc tính của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Mỹ (Amcham) thì giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ từ năm 2015 sẽ có sự bứt phá đáng kể, đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có thể đạt 57 tỉ USD, đặt biệt là

Hiệp định TPP nhằm mục đích loại bỏ tất cả các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với thƣơng mại và đầu tƣ. Đây là sân chơi tích cực, tổng hợp với lợi ích đa nghìn tỷ USD. Hiệp định này đƣợc kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh việc thâm nhập thị trƣờng cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là thị trƣờng Hoa Kỳ cho các sản phẩm nhƣ dệt may, thủy sản, giầy dép, sản phẩm gỗ…; tăng cƣờng tiếp cận thị trƣờng cho các sản phẩm mới nhƣ phụ tùng ô tô và thủy sản chế biến; thúc đẩy đầu tƣ từ Hoa Kỳ và các nƣớc khác vào Việt Nam. Hiệp định TPP còn giúp Việt Nam tận dụng lợi thế của xu hƣớng hội nhập kinh tế khu vực, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam và thúc đẩy các mối quan hệ với các đối tác chủ chốt.

Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi Việt Nam chính thức gia nhập TPP. Mặc dù cơ hội thâm nhập thị trƣờng Hoa Kỳ sẽ ngày càng rộng mở hơn sau khi TPP đƣợc ký kết, nhƣng tính bảo hộ cho sản xuất trong nƣớc của thị trƣờng này rất cao. Bên cạnh đó, những rào cản thƣơng mại, kỹ thuật của Hoa Kỳ ngày càng khắt khe và nếu thấy có dấu hiệu làm nguy hại tới sản xuất trong nƣớc, lập tức họ sẽ bổ sung những quy định mới, điều luật mới để đối phó. Một cản trở nữa là hàng hóa xuất khẩu Việt Nam chỉ đƣợc hƣởng thuế suất nhập khẩu 0% tại thị trƣờng Hoa Kỳ và các thị trƣờng TTP khác với điều kiện các nguyên liệu, linh kiện của sản phẩm, hàng hóa có chứng nhận xuất xứ nội khối. Một ví dụ cụ thể, theo quy định của TPP, tỷ lệ nội địa của sản phẩm phải trên 50% để tính xuất xứ hàng hóa, trong khi doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhất là trong

SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 126

ngành dệt may, chủ yếu là gia công, nên tỷ lệ này rất khó đạt. Hơn thế, nguyên liệu sản xuất trong nƣớc phục vụ ngành dệt may cũng chƣa nhiều và chƣa rộng. Do đó, các tổ chức, hiệp hội, ngành nghề và các doanh nghiệp Việt Nam nên có sự chuẩn bị và biện pháp đối phó với những thách thức, khó khăn này.

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm đồ chơi bằng len tại công ty tnhh bobi craft sang thị trường hoa kỳ (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)