1.5.1 Các phƣơng pháp đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu
Theo GS. TS. Võ Thanh Thu (2010) thì có 4 phƣơng pháp phân tích đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu chủ yếu đó là Phƣơng pháp phân tích thống kê; Phƣơng pháp logic biện chứng; phƣơng pháp khảo sát thực tế và Phƣơng pháp chuyên gia.28
1/ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
Dựa vào các số liệu, bảng biểu thu thập đƣợc phán ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ, ngƣời ta xây dựng các chỉ tiêu kinh tế cho phép phân tích đánh giá thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phƣơng pháp phân tích thống kê thƣờng đƣợc sử dụng gồm: Phƣơng pháp so sánh, Phƣơng pháp loại trừ và Phƣơng pháp liên hệ cân đối.
Phƣơng pháp so sánh
Theo TS. Phan Đức Dũng (2011) thì: “Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp sử dụng lâu đời nhất và phổ biến nhất trong quá trình phân tích. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tƣơng tự để xác định xu hƣớng mức độ biến động của các chỉ tiêu.”29 Nhƣ vậy, phƣơng pháp so sánh d ng để xem xét trình độ phát
27 GS.TS Trần Ngọc Thơ – PGS.TS Nguyễn Ngọc Định (2013), “Chƣơng 2: Chu chuyển vốn quốc tế”, Tài
chính Quốc tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM, trang 18.
28 GS.TS Võ Thanh Thu (2010), Kinh tế & Phân tích Hoạt động Kinh doanh Thƣơng mại, NXB Tổng hợp TP.HCM, TP.HCM, trang 57.
29
TS. Phan Đức Dũng (2011), “Chƣơng 1: Các phƣơng pháp sử dụng trong phân tích để dự báo”, Phân tích
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 32
triển của các chỉ tiêu phân tích bằng cách so sánh giá trị của các chỉ tiêu phân tích ở kỳ nghiên cứu với giá trị gốc đƣợc lựa chọn từ mục đích của việc nghiên cứu.
Tiêu chuẩn để so sánh thƣờng là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh xuất khẩu, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh xuất khẩu đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng và phƣơng pháp tính toán. Theo PGS.TS Phạm Văn Dƣợc (2014) thì để đáp ứng cho các mục tiêu so sánh ngƣời ta thƣờng sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:30
Phƣơng pháp so sánh tuyệt đối: Số tuyệt đối là số biểu hiện quy mô, khối lƣợng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó. So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt đƣợc của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian và không gian khác nhau nhằm đánh giá sự biến động về qui mô, khối lƣợng của chỉ tiêu kinh tế đó.
Phƣơng pháp so sánh tƣơng đối: D ng đề xác định quan hệ tỉ lệ của chỉ tiêu phân tích ở kỳ nghiên cứu so với giá trị gốc đƣợc lựa chọn để so sánh. Có nhiều loại số tƣơng đối, tùy theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho phù hợp:
- Số tƣơng đối hoàn thành kế hoạch theo tỉ lệ: Là kết quả của phép chia giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc hoặc phép chia giữa phần chênh lệch của chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế hoặc tỉ lệ chênh lệch của chỉ tiêu kinh tế so với kỳ gốc.
- Số tƣơng đối hoàn thành kế hoạch theo hệ số điều chỉnh: Là kết quả của phép trừ giữa chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc đƣợc điều chỉnh theo kết quả của chỉ tiêu có liên quan theo hƣớng quyết định đến chỉ tiêu phân tích.
- Số tƣơng đối kết cấu: Kết cấu là tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể hoặc quan hệ tỉ lệ giữa các bộ phận trong một tổng thể. So sánh tƣơng đối kết cấu thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Nó phản ánh xu hƣớng biến động bên trong của chỉ tiêu.
30
PGS. TS. Phạm Văn Dƣợc (2014), “Chƣơng 1: Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh”,
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 33
- Số tƣơng đối động thái: Là biểu hiện sự biến động về tỉ lệ của chỉ tiêu kinh tế qua một khoảng thời gian nào đó. Nó đƣợc tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, tùy theo mục đích phân tích. Nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian dài. Nếu kỳ gốc liên hoàn sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua hai thời kỳ kế tiếp nhau.
Phƣơng pháp so sánh số bình quân: Số bình quân là biểu hiện mức độ chung nhất về mặt lƣợng của một tổng thể bằng cách san bằng mọi chênh lệch trị số giữa các bộ phận trong tổng thể nhằm khái quát chung đặc điểm chung của tổng thể. Số bình quân có nhiều loại: số bình quân giản đơn (số trung bình cộng), số bình quân gia quyền. So sánh số bình quân cho phép ta đánh giá sự biến động chung về số lƣợng, chất lƣợng của các mặt hoạt động nào đó của quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp.
Phƣơng pháp loại trừ (phƣơng pháp thay thế liên hoàn)
Đây là phƣơng pháp d ng để xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu kinh tế cần nghiên cứu (thƣờng một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố). Theo GS. TS. Võ Thanh Thu (2010, trang 61) thì trình tự phép thay thế liên hoàn để phân tích hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nhƣ sau:
Bƣớc 1: Biểu diễn nhân tố tác động lên chỉ tiêu cần nghiên cứu phân tích trong một
công thức. Trong đó, nhân tố về lƣợng xếp đầu, nhân tố chất xếp sau. Trong trƣờng hợp có nhiều hơn hai nhân tố tác động thì các nhân tố có tầm ảnh hƣởng mạnh hơn đƣợc xếp trƣớc, nhân tố ảnh hƣởng yếu hơn sếp sau theo thứ tự lƣợng chất.
Bƣớc 2: Xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố chỉ tiêu cần nghiên cứu trong
con số tuyệt đối và tƣơng đối bằng cách thay thế lần lƣợt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang thời kỳ phân tích theo thứ tự lƣợng chất.
Bƣớc 3: Đánh giá phân tích, xác định các nhân tố khách quan và chủ quan tác động
thuận lợi lên chỉ tiêu cần nghiên cứu.
Bƣớc 4: Đề xuất những giải pháp phát tiển những thành công, khắc phục những
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 34
2/ PHƢƠNG PHÁP LOGIC BIỆN CHỨNG
Đây thực chất là phƣơng pháp duy vật biện chứng, là phƣơng pháp phân tích mà ngƣời ta dựa vào thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty qua các thời kỳ kinh doanh mà rút ra quy luật hoạt động của doanh nghiệp, cộng với nghiên cứu các nhân tố tác động, các dự báo kinh tế mà đƣa ra những đánh giá, kết luận về tiunh2 hình hoạt động kinh doanh của công ty.
3/ PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC TẾ
Là phƣơng pháp mà các công ty khảo sát thực tế hoạt động của công ty; lập phái đoàn khảo sát hệ thống kho; cơ sở kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp hoặc lập phiếu điều tra khảo sát phỏng vấn ngƣời tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của công ty… để tạo cơ sở thực tiễn nhằm giúp củng cố các đánh giá nhận định về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Để nâng cao hiệu quả phân tích kinh doanh thông qua phƣơng pháp khảo sát thực tế thì cần phải chú ý đến các vấn đề sau: Xây dựng bộ mẫu phiếu khảo sát; Chọn mẫu khảo sát (đối tƣợng khảo sát, phỏng vấn); Xử lý các số liệu thu thập.
4/ PHƢƠNG PHÁP CHUYÊN GIA
Là phƣơng pháp phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thông qua tổ chức hội nghị, hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, những nhà quản trị có kinh nghiệm, v.v… để đƣa ra các đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đƣa ra các giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu
Theo GS. TS. Võ Thanh Thu thì các yếu tố chính đánh giá kết quả kinh doanh của các công ty thƣơng mại sau mỗi kỳ kinh doanh chính là doanh thu, chi phí và lợi nhuận.31 Đây là những chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. TS. Nguyễn Quang Hùng (2010) cũng cho biết ngoài những chỉ tiêu trên còn có các
31
GS.TS Võ Thanh Thu (2010), Kinh tế & Phân tích Hoạt động Kinh doanh Thƣơng mại, NXB Tổng hợp TP.HCM, TP.HCM, trang 301-302.
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 35
chỉ tiêu định tính mà doanh nghiệp thƣờng sử dụng để đánh giá hiệu quả xuất khẩu mà tiêu biểu đó là khả năng xâm nhập và mở rộng thị trƣờng của doanh nghiệp.32
Nhƣ vậy, nhìn chung các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu của một doanh nghiệp sẽ bao gồm: Sản lƣợng hàng hóa xuất khẩu; Giá trị hàng hóa xuất khẩu; Doanh thu, lợi nhuận xuất khẩu; và Thị trƣờng, thị phần của doanh nghiệp.
Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu theo sản lƣợng hàng hóa xuất khẩu
Sản lƣợng hàng hoá xuất khẩu là số lƣợng hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu trong một thời kì nhất định. Hay nói cách khác, sản lƣợng lƣợng xuất khẩu là chỉ tiêu đánh giá quy mô kết quả kinh doanh của hiện vật.
Sản lƣợng hàng hoá xuất khẩu đƣợc tính bởi công thức: Q = ∑
Trong đó: Q là tổng sản lƣợng hàng hóa
là sản lƣợng của từng loại hàng hóa, dịch vụ
Ý nghĩa của sản lƣợng hàng hóa: Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả kinh doanh về mặt hiện vật. Sản lƣợng hàng hóa sẽ giúp ta định lƣợng đƣợc số lƣợng sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra trong kỳ, qua đó sẽ thấy đƣợc khả năng sản xuất cũng nhƣ tình hình và chất lƣợng kinh doanh của công ty.
Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu theo giá trị hàng hóa xuất khẩu
Giá trị của hàng hoá xuất khẩu hay còn gọi là kim ngạch xuất khẩu: là số tiền hàng hóa xuất khẩu đƣợc tính trên cơ sở giá trị hợp đồng xuất khẩu. Giá trị hàng hóa xuất khẩu đƣợc tính bằng công thức sau: V = ∑
Trong đó: V là tổng giá trị hàng hóa
là giá xuất khẩu tính trên hợp đồng xuất khẩu là sản lƣợng hàng hóa xuất khẩu
Ý nghĩa của giá trị hàng hóa xuất khẩu: Phản ánh kết quả kinh doanh về mặt giá trị. Nhìn vào đây ta có thể thấy đƣợc kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp và từ đó đánh giá đƣợc mức độ kinh doanh của doanh nghiệp.
32
Nguyễn Quang Hùng (2010), Phân tích kinh tế trong doanh nghiệp Kinh doanh Xuất nhập khẩu, NXB Tài chính, Hà Nội.
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 36
Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu theo doanh thu - lợi nhuận hàng hóa xuất khẩu
Doanh thu hàng hóa xuất khẩu
Doanh thu hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu đƣợc từ việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, xuất khẩu hàng hóa dịch vụ. Doanh thu hoạt động xuất khẩu bao gồm doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Doanh thu xuất khẩu đƣợc tính bằng công thức sau: R = ∑
Trong đó: R là doanh thu xuất khẩu
là giá xuất khẩu tính trên hợp đồng xuất khẩu là sản lƣợng hàng hóa xuất khẩu
e là tỷ giá
Ý nghĩa của doanh thu xuất khẩu: Đây là đại lƣợng d ng để chỉ thu nhập do hoạt động kinh doanh xuất khẩu đem lại nhƣ tiền thu đƣợc do bán các sản phẩm, và các hoạt động dịch vụ. Doanh thu có đƣợc nhiều trong kỳ kinh doanh chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn thành công. Và doanh thu xuất khẩu còn là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quy mô kinh doanh, đƣợc d ng xác định doanh lợi của doanh nghiệp.
Lợi nhuận hàng hóa xuất khẩu
Lợi nhuận xuất khẩu là phần tài sản mà nhà đầu tƣ nhận them nhờ đầu tƣ sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tƣ đó; đây là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
Lợi nhuận xuất khẩu đƣợc tính bằng công thức sau: P = TR – TC
Trong đó: P là lợi nhuận xuất khẩu
TR là tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
TC là tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu
Ý nghĩa của lợi nhuận xuất khẩu: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng giá trị. Doanh nghiệp nào có lợi nhuận cao thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó cũng cao. Do vậy, lợi nhuận xuất khẩu cũng có thể là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 37
Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu theo thị trƣờng - thị phần của doanh nghiệp
Thị trƣờng theo quan điểm truyền thống là nơi diễn ra các hoạt động mua và
bán một thứ hàng hóa hay dịch vụ nhất định nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên. Theo quan điểm Marketing hiện đại thì thị trƣờng đƣợc hiểu là nơi quyết định toàn bộ quá trình tái sản xuất hàng hóa. Trên thị trƣờng ngƣời mua nhu cầu có vai trò quyết định và nhu cầu là yếu tố quyết định của quá trình kết thúc sản xuất.
Ý nghĩa: Thị trƣờng phản ánh quy mô, phạm vi kinh doanh, khả năng giải phóng đầu ra của doanh nghiệp. Thị trƣờng cung cấp thông tin cho ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại, cơ cấu của các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa.
Thị phần là phần thị trƣờng của doanh nghiệp, đƣợc đo bằng tỷ số giữa sản
lƣợng của doanh nghiệp trên thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.Công thức tính thị phần:
Ý nghĩa: Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trƣờng. Để giành giật mục tiêu thị phần trƣớc đối thủ, doanh nghiệp thƣờng phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trƣờng mới.
1.6 Tóm tắt chƣơng 1
Chƣơng 1 của Khóa luận giới thiệu và hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản của cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời cũng giới thiệu đƣợc một số chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Các lý thuyết, chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá này sẽ đƣợc so sánh, vận dụng trong chƣơng 2. Cụ thể, chƣơng này đã giới thiệu qua các khái niệm và quy trình xuất khẩu hàng hóa nói chung; ngoài ra cũng đã giới thiệu đƣợc những hình thức xuất khẩu mà các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng. Bên cạnh đó, các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp cũng đƣợc nhấn mạnh trong chƣơng này.
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 38
CHƢƠNG 2 – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM ĐỒ CHƠI BẰNG LEN TẠI CÔNG TY BOBI CRAFT SANG
THỊ TRƢỜNG HOA KỲ
2.1 Tổng quan về công ty Bobi Craft
2.1.1 Tóm lƣợc quá trình hình thành và phát triển của công ty Bobi Craft Craft
Công ty TNHH Bobi Craft đƣợc thành lập từ giữa năm 2010 với chỉ duy nhất 2