Tình hình chính trị hợp tác quốc tế đƣợc biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hƣởng đến tình hình thị trƣờng xuất khẩu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung về cơ bản là hoạt động giao dịch mua bán trao đổi thƣơng mại mang tính chất quốc tế cho nên nó chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các yếu tố chính trị, luật pháp của mỗi quốc gia cũng nhƣ quốc tế. Các công ty kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi phải tuân thủ các quy định của các quốc gia có liên quan, các tập quán và luật pháp quốc tế.
- Chế độ chính trị: Chế độ chính trị ổn định hay bất ổn là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp phải quan tâm. Nếu chế độ chính trị ổn định thì doanh nghiệp mới an tâm đầu tƣ sản xuất và xuất khẩu. Theo TS. Dƣơng Hữu Hạnh (2006, trang 31) thì yếu tố chính trị là một trong những trở ngại chính thức trong việc nhập khẩu hàng hóa. Một số sản phẩm đặc biệt nhạy cảm với tình hình chính trị của nƣớc nhập khẩu, vì lao động địa phƣơng và các lợi ích tài chính sẽ bị ảnh hƣởng nếu phải nhập khẩu. Đôi khi, các áp lực tôn giáo hay ý thức hệ có thể gây các hạn chế nhập khẩu một số sản phẩm. Trong một số nƣớc, các hiệp hội của các nhà tiêu thụ và phong
21
GS.TS Trần Ngọc Thơ – PGS.TS Nguyễn Ngọc Định (2013), “Chƣơng 2: Chu chuyển vốn quốc tế”, Tài
chính Quốc tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM, trang 18.
22 Lincoln Anderson (1993), "Gross Domestic Product", The Concise Encyclopedia of Economics, Library of Economics and Liberty, available at: http://www.econlib.org/library/Enc1/GrossDomesticProduct.html, accessed: 04-06-2015.
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 25
trào môi sinh cũng tạo thành một lực lƣợng chính trị gia tăng ảnh hƣởng của họ đối với việc nhập khẩu của nhà nƣớc.
- Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia đặc biệt là luật kinh doanh và luật doanh nghiệp. Cần xen xét xem các luật lệ có tƣơng đối hoàn thiện hay chƣa, có đảm bảo đƣợc tính công bằng hay chƣa hoặc có tôn trọng các nguyên tắc, luật pháp quốc tế hay không là điều rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu. Vì một khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ quốc gia nào thì buộc phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó.
Những rào cản trong hệ thống pháp luật ảnh hƣởng đến việc xuất nhập khẩu của các quốc gia có thể kể đến là thuế quan, hạn ngạch, quy định về xuất xứ hàng hóa, luật Hải quan, luật về nhãn mác, luật về môi trƣờng, quyền sở hữu trí tuệ v.v…
Munir Ahmad (2007) trong bài nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của những quy định xuất xứ (Origin Rules) đối với mặt hàng dệt may tại các nƣớc đang phát triển, cho rằng những quy định về xuất xứ hàng hóa, quy định về hạn ngạch (quota) hay những chính sách bảo hộ khác trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ đã làm hạn chế, cản trở việc nhập khẩu các sản phẩm dệt may, vải, sợi của Hoa Kỳ từ các nƣớc đang phát triển.23
Hay tại Việt Nam, Nguyễn Đình Cung và cộng sự (2011) cho rằng các yếu tố về luật pháp ảnh hƣởng đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp may mặc bao gồm: chính sách thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) và thủ tục hải quan24. Cụ thể, nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 200 doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử. Kết quả cho thấy: “Tỷ lệ đánh giá mức độ ảnh hƣởng của chính sách thuế đến kết quả xuất khẩu “tốt và rất tốt” tuy có tăng lên (27,3% năm 2010 so với 18,9% năm 2007), nhƣng phần lớn doanh nghiệp cho là bình thƣờng. Có thể hiểu chính sách thuế đã có cải thiện theo hƣớng tốt lên cho doanh nghiệp, nhƣng mức độ cải thiện còn thấp sau ba năm gia nhập WTO.” Còn
23
Munir Ahmad (2007), Impact of Origin Rules for Textiles and Clothing on Developing Countries,
International Centre for Trade and Sustainable Development, pp. 41.
24 Nguyễn Đình Cung và cộng sự (2011), Báo cáo nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
xuất khẩu trong ba ngành May mặc, Thủy sản, và Điện tử ở Việt Nam, Quỹ Châu Á & Viện Nghiên cứu
SV: Lê Nguyễn Anh Thoại Trang | 26
đối với thủ tục hải quan, kết quả nghiên cứu cho thấy: “Thủ tục hải quan vẫn đƣợc chấp nhận ở phần lớn doanh nghiệp, trong đó 26% cho rằng thủ tục hải quan hiện hành ảnh hƣởng tốt và rất tốt đến kết quả xuất khẩu. Số này rơi vào doanh nghiệp may mặc và chế biến thủy sản. Trong khi đó, cải cách thủ tục hải quan có vẻ ít tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp điện tử. Tuy vậy, thủ tục hải quan ảnh hƣởng xấu và rất xấu đến xuất khẩu vẫn còn ở 11 doanh nghiệp (gần 7%) trong cả ba ngành điều tra.”