Băng chữ Tm ột dải dùng cho nam giới 5Băng chữ T hai dải dùng cho nữ giới.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 103 - 105)

MỤC TIÊU

1. Trình bày được mục đích thay băng và rửa vết thương. 2. Liệt kê được các yêu cầu chung về băng.

3. Phân loại được các vết thương.

2.2. Các dụng cụ thường dùng để thay băng và rửa vết thương

2.2.1. Dụng cụ vô khuẩn

* Hộp đựng dụng cụ vô khuẩn: một hộp hoặc gói dụng cụ cho một bệnh nhân. - 1 kelly. - 1 kẹp phẫu tích. - 1 kéo thẳng cắt chỉ. - 1 kéo cong. - 1 que thăm dò. - 2 cốc nhỏđểđựng dung dịch sát khuẩn. - Gạc, bông. - Ống nghiệm (nếu có chỉđịnh lấy dịch xét nghiệm). * Găng. * Túi dẫn lưu. 2.2.2. Dụng cụ sạch - Khay chữ nhật.

- Các dung dịch rửa, sát khuẩn: dung dịch ôxy già, dung dịch NaCl đẳng trương, cồn iod, cồn 70o, betadin, povidin... - Băng cuộn, băng dính, kéo cắt băng. - 2 khay quảđậu. - Vải nylon. - Xô đựng bông, gạc bẩn. 2.3. Yêu cầu

- Dụng cụ thay băng và rửa vết thương chỉ dùng cho một bệnh nhân.

- Dụng cụ sau khi rửa vết thương xong đem rửa, luộc, lau khô rồi đem hấp sấy mới đem dùng cho bệnh nhân khác.

- Các hộp dụng cụ, bông gạc đã mở ra dùng, số còn lại trong hộp phải đem hấp sấy để dùng cho lần sau.

- Phải dùng một kẹp kocher vô khuẩn riêng để gắp dụng cụ, bông gạc từ trong hộp đã tiệt khuẩn ra dùng, không sử dụng kẹp này để làm việc khác.

- Khi thay băng và rửa vết thương phải thay băng và rửa vết thương sạch trước, vết thương có mủ sau, vết thương từđầu, mặt, ngực, bụng xuống chân.

- Các vết thương có mủ phải lấy mủđể nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. - Phòng thay băng, rửa vết thương trong 1 tuần phải được rửa từ 1- 2 lần.

- Nếu vết thương có mầm bệnh truyền nhiễm khi thay băng xong, phòng thay băng phải được tẩy rửa ngay. Sau khi rửa, phòng được tiệt khuẩn bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc tia cực tím.

2.4. Chuẩn bị băng

- Đẩy xe băng đến giường bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân không đến phòng thay băng được. - Trải tấm nylon xuống phía dưới vết thương.

- Chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để hợp tác tốt trong quá trình thay băng và rửa vết thương.

- Tư thế phải thoải mái đối với người bệnh và thuận lợi cho người thay băng dù nằm hay ngồi. - Nếu trên một người bệnh có hai vết thương ngồi và nằm để thay băng thì ta thay băng vết thương ngồi trước, vết thương nằm sau.

- Đối với trẻ em nhất thiết phải có người giữ.

- Nhân viên phụ trách băng cần phải đảm bảo vô khuẩn giống như trong trường hợp mổ, bao gồm: mặc áo sạch, đội mũ, khẩu trang, rửa tay, mang găng, ngay cả vết thương bị nhiễm bẩn cũng phải giữ nguyên tắc này để tránh bội nhiễm.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)