Trình bày kỹ thuật chọc dò màng tim.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 150)

Bài 15

ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO RA

1. ĐẠI CƯƠNG

Trong cơ thể nhiều bệnh có thể gây nên tình trạng mất khả năng duy trì cân bằng dịch. Lượng dịch đưa vào có thể thay đổi do tình trạng bệnh như biếng ăn, nôn, tiêu chảy, sốt cao... Lượng dịch thải ra có thể thay đổi do nhiều quá trình bệnh của cơ thể, đặc biệt là bệnh đái đường, bệnh thận và tim. Trẻ nhũ nhi, trẻ em và người già là những đối tượng dễ bị mất cân bằng dịch. Vì vậy, thăng bằng dịch - điện giải và axit - bazơ trong cơ thể là cần thiết để duy trì tình trạng sức khoẻ và chức năng của các cơ quan.

Những thăng bằng này được duy trì bởi: - Lượng dịch và điện giải vào và ra. - Sự phân bố của nó trong cơ thể. - Sựđiều hoà chức năng thận và phổi. Mất thăng bằng có thể thay đổi: - Hô hấp.

- Chuyển hoá.

- Chức năng hệ thần kinh trung ương. Mục đích của đo lượng dịch vào và ra: - Xác định tổng trạng chung của bệnh nhân.

- Tìm ra dấu hiệu sớm của rối loạn nước và điện giải. - Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải.

MỤC TIÊU

1. Trình bày được những yếu tốảnh hưởng đến cân bằng nước - điện giải. 2. Trình bày được nguyên tắc và các bước tiến hành đo lượng dịch vào và ra. 3. Mô tảđược những rối loạn về cân bằng nước - điện giải.

1.1. Sự phân bố dịch của cơ thể

- Ở người trưởng thành khoảng 50 - 60% trọng lượng cơ thể là nước, ở trẻ sơ sinh tỷ lệ này là 77%. Dịch cơ thểđược phân bố trong 2 khoang khác nhau, khoang chứa dịch ngoại bào và khoang chứa dịch nội bào.

- Dịch ngoại bào: gồm dịch gian bào và dịch trong mạch máu chiếm khoảng 20% trọng lượng của cơ thể, trong đó dịch gian bào là 15%, huyết tương 5%.

- Dịch nội bào: chiếm khoảng 40% trọng lượng của cơ thể, là dịch ở trong màng tế bào chứa những chất hòa tan hoặc những yếu tố vi lượng cần thiết cho sự cân bằng và chuyển hóa dịch và điện giải.

1.2. Thành phần dịch cơ thể

Dịch cơ thể chứa nước, chất điện giải và chất không phải điện giải như glucôzơ và urê. Nước giúp vận chuyển ôxy, chất điện giải, chất dinh dưỡng đến tế bào; điều hòa nhiệt cơ thể; loại bỏ những sản phẩm không cần thiết hoặc những sản phẩm độc cho cơ thể trong quá trình chuyển hoá tạo ra; làm trơn bao khớp và màng tế bào; và là môi trường để tiêu hóa thức ăn...

Trong huyết thanh thành phần điện giải như sau: Na+: 142; K+: 5; HCO3– : 24mEq/l... Trong nội bào:

Na+: 10; K+: 156; HCO3– : 12mEq/l...

1.3. Lượng dịch vào và ra trung bình hằng ngày ở người lớn

1.4. Những yếu tốảnh hưởng đến cân bằng dịch, điện giải và axit - bazơ

1.4.1. Tuổi

- Rất trẻ. - Rất già.

1.4.2. Bệnh mạn tính

- Ung thư.

Lượng dịch vào trung bình hằng ngày Lượng dịch ra trung bình hằng ngày

Cơ quan hoặc hệ thống Lượng (ml) Cơ quan hoặc hệ thống Lượng (ml)

Đường uống 1.400 - 1.800 Thận 1.400 - 1.800

Nước trong thức ăn 700 - 1.000 Da 300 - 500

Nước do quá trình ôxy hóa 300 - 400 Phổi 600 - 800

Đường tiêu hóa 100

- Bệnh tim mạch như suy tim tắt nghẽn.

- Bệnh nội tiết như bệnh cushing và bệnh đái đường. - Suy dinh dưỡng.

- Bệnh phổi mạn tính. - Bệnh thận như suy thận tiến triển. - Giảm mức độ nhận thức. 1.4.3. Chấn thương - Chấn thương nặng. - Chấn thương ởđầu. 1.4.4. Bỏng nặng 1.4.5. Điều trị - Dùng thuốc lợi tiểu. - Dùng steroid. - Liệu pháp tĩnh mạch.

- Dinh dưỡng toàn bộ ngoài đường tiêu hoá.

1.4.6. Mất qua dạ dày - ruột

- Viêm dạ dày, ruột. - Hút dịch dạ dày. - Rò tiêu hoá.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)