CÁCH CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ LOÉT ÉP

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 159 - 161)

- Lâm sàng: mức độ ý thức giảm, chán ăn, nôn, da và niêm mạc mọng nước, phổi ứ dịch, chuột

5. CÁCH CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ LOÉT ÉP

Dự phòng loét ép là rất quan trọng, nhưng nếu bệnh nhân đã bị loét ép cần chăm sóc, điều trịđúng quy cách để vết loét ép không tăng thêm mà làm cho quá trình lành vết loét nhanh chóng.

Bệnh nhân phải được nuôi dưỡng hợp lý là cần thiết cho quá trình điều trị. Một chế độ ăn giàu prôtêin và đầy đủ các loại vitamin như: trứng, sữa, cá, đậu, thịt, hoa quả tươi... sẽ thúc đẩy quá trình lên tổ chức hạt và lành sẹo vết loét ép.

Dấu hiệu của loét ép:

- Lúc đầu bệnh nhân có thểđau hoặc không đau ở vị trí tì đè... - Da vùng bị tì đè đỏ lên do sung huyết, sau đó có nốt phỏng.

- Nốt phỏng vỡ thành vết trợt biểu bì, dưới vết trợt có màu đỏ hoặc xanh rồi đen lại. - Cảm giác và nhiệt độ tại chỗ giảm.

- Vết loét tăng nhanh gây hoại tử, khó điều trị do có thể bị bội nhiễm.

5.1. Chuẩn bị dụng cụ

Ngoài các dụng cụ dự phòng kể trên, cần có thêm: - Nước ôxy già, nước muối sinh lý.

- Đèn nóng, đèn tử ngoại hoặc tia lazer. - Một khay dụng cụ băng bó loét ép. - Thuốc theo chỉđịnh điều trị.

5.2. Tiến hành

Các bước tiến hành như dự phòng loét ép, ngoài ra cần thực hiện thêm:

- Không để vùng loét bị đè ép thêm nữa bằng cách đặt bệnh nhân nằm trên đệm nước, đồng thời thường xuyên thay đổi tư thế nằm, tránh nằm trên vùng đã bị loét ép.

- Vi sinh vật gây bệnh có thể lan truyền do tiếp xúc trực tiếp nên phải rửa tay trước và sau khi chăm sóc loét ép. Vùng bị loét ép được rửa bằng ôxy già, sau đó là nước muối sinh lý. Nếu vùng bị loét ép có tổ chức hoại tử thì phải cắt bỏ.

- Có thể sử dụng đèn nóng, đèn tử ngoại hoặc lazer chiếu trực tiếp vào vết loét trong vòng 20 phút làm cho vết loét chóng lên tổ chức hạt và liền sẹo.

Chú ý: Khi sử dụng đèn tử ngoại, tia lazer tránh chiếu đèn vào mắt bệnh nhân. - Đắp thuốc theo chỉđịnh điều trị.

- Băng lại hoặc để hở tùy tình trạng loét.

- Xoa bóp phần xung quanh chỗ bị loét để kích thích tuần hoàn.

5.3. Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ- Mang dụng cụ về phòng. - Mang dụng cụ về phòng. - Rửa sạch dụng cụ bằng xà phòng và nước. - Đem dụng cụđi tiệt khuẩn. - Cất dụng cụ vào chỗ cũ. 5.4. Ghi hồ sơ bệnh án

- Tình trạng của da, những phát hiện mới nếu có. - Tình trạng của tổ chức hoại tử.

- Loại thuốc dùng.

- Hướng dẫn cách tự chăm sóc, vận động cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 159 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)