THEO DÕI NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 27 - 29)

5.1. Các khái niệm

5.1.1. Thân nhiệt

Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể và có sự khác nhau tùy từng vùng của cơ thể. Thân nhiệt được chia thành hai loại:

- Thân nhiệt trung tâm: đo ở những vùng nằm sâu trong cơ thể, là nhiệt độ trực tiếp có ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh học xảy ra trong cơ thể, là mục đích của hoạt động điều nhiệt và ít thay đổi theo môi trường. Thân nhiệt trung tâm thường được đo ở ba vị trí:

+ Ở trực tràng hằng định nhất, trung bình khoảng 37,5oC. + Ở miệng trung bình khoảng 37oC.

+ Ở nách trung bình khoảng 36,5oC. Ở vị trí này nhiệt độ dao động nhiều nhất song thuận lợi đểđo nhất, thường được sử dụng để theo dõi thân nhiệt ở người bình thường.

- Thân nhiệt ngoại vi: đo ở da, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nhiều hơn. Thân nhiệt ngoại vi cũng thay đổi theo vị trí đo.

5.1.2. Cân bằng thân nhiệt

Nếu như năng lượng không ngừng được tạo ra trong quá trình chuyển hóa các chất, thì sựổn định thân nhiệt là điều kiện quan trọng cho sự hoạt động bình thường của các men tham gia vào quá trình chuyển hóa đó. Các động vật máu nóng, nhất là con người, có khả năng duy trì thân nhiệt trong một phạm vi khá hẹp, không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường nhờ vào hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Rối loạn cân bằng giữa hai quá trình này thì thân nhiệt của cơ thể cũng rối loạn theo.

- Quá trình sinh nhiệt: là quá trình điều hòa hóa học do chuyển hóa các chất tạo nên. Khi nhiệt độ môi trường giảm thì sinh nhiệt tăng và ngược lại. Ở người nguồn gốc sinh nhiệt chủ yếu là do chuyển hóa, do vận động co cơ, rồi đến những hoạt động có chu kỳ của đường tiêu hóa và tác dụng động học của thức ăn, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của một số hormone. Song song với quá trình sinh nhiệt thì quá trình thải nhiệt cũng đồng thời xảy ra, có tác dụng làm giảm thân nhiệt, tương đương với quá trình tăng thân nhiệt.

- Quá trình thải nhiệt: là quá trình mất nhiệt của cơ thể ra môi trường bên ngoài, thông qua các con đường sau:

+ Truyền nhiệt: là sự tiếp thu nhiệt độ cơ thể bằng các vật có nhiệt độ thấp hơn khi tiếp xúc với cơ thể như: không khí, quần áo, thức ăn...

+ Khuếch tán nhiệt: còn gọi là tỏa nhiệt, là khả năng mất nhiệt do các vật ở xa có nhiệt độ thấp hơn hoặc thu nhiệt từ những vật có nhiệt độ cao hơn.

+ Bốc nhiệt: là hiện tượng mất nhiệt do bốc hơi nước qua da và niêm mạc đường hô hấp.

Do những cơ chế mất nhiệt trên nên nhiệt độ cơ thể con người thay đổi tùy theo từng bộ phận và theo nhiệt độ phòng. Tất cả những yếu tố tham gia vào quá trình điều hòa sinh nhiệt và thải nhiệt chỉ có thể hoạt động được bình thường khi trung tâm điều hòa nhiệt, các vùng cảm thụ nhiệt, đường dẫn truyền thần kinh được toàn vẹn. Trung tâm điều hòa nhiệt nằm ở vùng dưới đồi, gồm:

- Phần trước: điều hòa những phản xạ nhiệt, khi bị kích thích thì gây giãn mạch, đổ mồ hôi, khi bị tổn thương thì gây tăng thân nhiệt.

- Phần sau: điều hòa những phản xạ khi lạnh như run rẩy và khi bị tổn thương thì thân nhiệt giảm.

5.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt của cơ thể

- Tuổi: trẻ nhỏ và người già đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. - Vận động: hoạt động cơ làm tăng thân nhiệt.

- Hormone: thân nhiệt phụ nữ thay đổi hơn nam giới. Thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến nhiệt độ dao động. Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể cũng xảy ra ở những phụ nữ mãn kinh.

- Nhịp ngày đêm: thân nhiệt bình thường dao động từ 0,5oC đến 1oC trong ngày. Thân nhiệt thường thấp nhất từ 1 - 4 giờ sáng, trong ngày thân nhiệt tăng dần cho đến 6 giờ chiều thì giảm dần.

- Sang chấn (stress): những stress thể chất và tinh thần làm cho thân nhiệt tăng.

- Môi trường: nóng, ẩm, hoặc lạnh đều ảnh hưởng đến thân nhiệt cơ thể, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người già.

5.2. Đo nhiệt độ cơ thể

5.2.1. Các loại nhiệt kế

Đểđo nhiệt độ cơ thể người ta dùng nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau tuỳ vào vị trí đo.

5.2.1.1. Nhiệt kế thuỷ ngân: là loại nhiệt kế thông dụng nhất (hình 2.3). Cấu tạo nhiệt kế thuỷ ngân gồm có: Cấu tạo nhiệt kế thuỷ ngân gồm có:

- Một bầu đựng đầy thủy ngân.

- Một ống thủy tinh chân không nhỏ nối liền với bầu thủy ngân. Đằng sau ống có bảng chia độđược giới hạn từ 35o - 42o theo độ bách phân (độ Celcius). Có vạch chia từng 1/10 và cứ 5/10, người ta lại kẻ một đường dài hơn để dễ nhận biết. Ở 37oC thường có vạch đỏ làm chuẩn.

Công thức chuyển đổi đơn vị giữa oC và oF như sau:

- Hoạt động của nhiệt kế: khi đặt nhiệt kế bầu thủy ngân vào chỗ nóng, thủy ngân trong bầu bị nở tràn vào ống thủy tinh nhỏ. Sau một thời gian lấy nhiệt kế ra, thủy ngân không tụt xuống bầu được dù nhiệt độ bên ngoài đã thay đổi (là nhờ cấu trúc giữa bình thủy ngân và ống thủy tinh có một chỗ eo nhỏ). Như vậy, người ta có thểđọc kết quả dựa vào mức tăng của cột thủy ngân ở bảng chia độ. Sau đó ta vẩy nhẹ nhiệt kế, thủy ngân tụt trở lại các bầu chứa.

- Tuỳ theo vị trí đo mà cấu tạo của nhiệt kế thuỷ ngân có đôi chút khác biệt: + Nhiệt kếđo ở miệng: bầu thủy ngân thon và dài, hoặc ngắn và tròn. + Nhiệt kếđo ở hậu môn: bầu thủy ngân tròn hoặc bầu dục.

+ Nhiệt kếđo ở nách: bầu đựng thủy ngân thon dài.

Hình 2.3. Các loại nhiệt kế thuỷ ngân

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 27 - 29)