Gót chân, 2 Ụng ồi, 3 Xương cùng, 4 Vai.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 158 - 159)

- Lâm sàng: mức độ ý thức giảm, chán ăn, nôn, da và niêm mạc mọng nước, phổi ứ dịch, chuột

1.Gót chân, 2 Ụng ồi, 3 Xương cùng, 4 Vai.

3.5. Ở các bệnh nhân béo phì - Dưới ngực. - Dưới ngực. - Dưới mông. - Nếp gấp trên da bụng. 4. CÁCH DỰ PHÒNG LOÉT ÉP 4.1. Nguyên tắc

Phải thực hiện ba nguyên tắc sau để giúp cho máu dễ lưu thông:

- Giữ gìn da sạch và khô, nhất là những vùng bị tì đè dễ có nguy cơ bị loét ép. - Thường xuyên xoa bóp những vùng dễ bị loét ép.

- Thường xuyên thay đổi tư thế bệnh nhân, tối đa 2 giờ một lần.

4.2. Chuẩn bị dụng cụ- Chậu nước ấm. - Chậu nước ấm. - Xà phòng. - Bột talc. - Cồn 70o. - Khăn, bông. - Vải trải giường. - Đệm nước.

- Vòng hơi cao su, vòng bông (ngày nay ít dùng).

4.3. Cách tiến hành

- Mang dụng cụđến giường bệnh nhân.

- Bệnh nhân được nằm ở vị trí thuận tiện cho việc chăm sóc.

- Lau rửa sạch bằng nước ấm ở những vùng ẩm ướt, bẩn, vùng mông, nhất là những vùng dễ bị loét ép.

- Sau đó lau khô lại những vùng đó.

- Xoa bóp những chỗ tì đè bằng cồn và bột talc.

- Đặt bao cao su vào dương vật bệnh nhân nối với hệ thống có túi chứa để hứng nước tiểu nếu là nam giới và đặt khăn thấm vào cơ quan sinh dục nữ (hiện có bán trên thị trường) trong trường hợp bệnh nhân đi tiểu không tự chủ.

- Lót khăn và tấm nylon dưới mông bệnh nhân, khi có phân thì lau ngay (trường hợp bệnh nhân đại tiện không tự chủ).

- Thay vải trải giường, giữ giường sạch, khô và thẳng.

- Thay đổi tư thế bệnh nhân ít nhất là hai giờ một lần. Phải thay đổi càng nhiều vị trí càng tốt, tuy nhiên khó thực hiện đầy đủ. Nằm sấp là một phương pháp có hiệu quảđể giảm sức ép của khung xương ở phần lưng, khi nằm sấp phải bảo đảm đường thông khí không bị cản trở và nằm ở vị trí thoải mái. Ngồi cũng là một phương pháp được áp dụng để thay đổi trọng lượng và sức ép nếu bệnh nhân có thể ngồi được.

- Cho bệnh nhân nằm trên đệm nước là phương pháp tốt nhất hiện nay và đang được áp dụng rộng rãi để phòng chống loét (hình 16.5). Khi bệnh nhân nằm trên đệm nước, sẽ không có vị trí nào của cơ thể bị tì đè vào vật cứng, mà phân phối đều trên bề mặt của đệm nước nên tránh được loét ép. Khi ta dùng tay ấn vào bất kỳ vị trí nào của đệm nước thì nước trong đệm sẽ di chuyển mọi hướng làm cho bệnh nhân luôn ở tư thế vận động, có tác dụng như thay đổi tư thế bệnh nhân.

Hình 16.5. Hình ảnh bệnh nhân nằm trên đệm nước

- Nếu không có đệm nước thì có thể dùng vòng hơi cao su. Đặt vòng hơi cao su (chỉ bơm hơi vừa phải) dưới mông của bệnh nhân (nếu bệnh nhân nằm ngửa). Lót gối ở vai nếu bệnh nhân nằm nghiêng. Đặt vòng bông ở những ụ xương khác như mắt cá, gót chân, bả vai... Vòng hơi và vòng bông hiện nay ít sử dụng và không đem lại hiệu quả phòng chống loét ép.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 158 - 159)