QUY TRÌNH KỸ THUẬT 1 Nhận định

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 131 - 134)

6.1. Nhận định

6.1.1. Quan sát

- Màu da và niêm mạc: xem thử có xanh tím không?

- Kiểu thở: ghi nhận tần số, biên độ thở, xem bệnh nhân thở nhanh hay chậm, có tình trạng khó thở khi nằm không?

- Thay đổi của lồng ngực: xem có tình trạng co kéo các khoảng gian sườn hay hõm ức không, hoặc co kéo khí quản trong quá trình hít vào và thở ra không?

- Ghi nhận các dấu hiệu khó thở.

- Xem hình dáng lồng ngực: có gù hay không? - Nghe phổi: bằng ống nghe.

- Dấu hiệu lâm sàng của tình trạng giảm ôxy máu: tim đập nhanh, thở nhanh, khó chịu, khó thở, xanh tím và lú lẫn. Nhịp tim và nhịp thở nhanh thường là những dấu hiệu đầu tiên. Lú lẫn là giai đoạn sau khi thiếu ôxy trầm trọng.

- Dấu hiệu lâm sàng của ngộđộc ôxy: kích thích khí quản, ho, khó thở, thông khí phổi giảm. - Dấu hiệu của tăng CO2: kích thích khó chịu, tăng huyết áp, đau đầu, ngủ lịm, run, rùng mình.

6.1.2. Đánh giá

- Các dấu hiệu sống, đặc biệt tần số, cường độ mạch, tần số, biên độ thở, nhịp thở.

- Xem xét bệnh nhân có bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) không? Thông thường nồng độ CO2 cao trong máu là một kích thích sinh lý để thở. Tuy nhiên, những người có COPD do có nồng độ CO2 cao mạn tính, do vậy kích thích để thở trên những bệnh nhân này là tình trạng giảm ôxy máu. Dòng ôxy thấp (2 lít/phút) (ôxy máu giảm nhẹ) sẽ kích thích thở cho những bệnh nhân này. Trong quá trình cung cấp ôxy liên tục, nên đo khí máu động mạch để theo dõi giảm ôxy máu.

- Hemoglobin, hematocrit, máu toàn phần. - Các xét nghiệm chức năng phổi.

6.2. Lập kế hoạch

- Xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia hô hấp là việc cần thiết khi bắt đầu và trong quá trình chăm sóc liên tục bệnh nhân dùng liệu pháp ôxy.

- Cung cấp ôxy cho bệnh nhân cũng giống như cho thuốc, không được để cho những người không có chuyên môn thực hiện. Người điều dưỡng có trách nhiệm đảm bảo sử dụng đúng phương pháp cung cấp ôxy thích hợp.

6.3. Thực hiện

Cung cấp ôxy bằng ống thông mũi, canul, mặt nạ hoặc lều...

6.3.1. Chuẩn bị dụng cụ

- Nguồn ôxy cung cấp, áp lực kế, lưu lượng kế, dây dẫn, ống nối tiếp... - Dụng cụ làm ẩm theo hướng dẫn của y lệnh bác sĩ.

- Ống thông mũi, canul, mặt nạ, lều với kích thước thích hợp. - Băng dính.

- Dây đàn hồi để cốđịnh.

6.3.2. Chuẩn bị thực hiện

- Xác định nhu cầu ôxy cần cung cấp và kiểm tra lại y lệnh của liệu pháp. Đánh giá chức năng hô hấp để lấy số liệu cơ bản nếu chưa có.

- Chuẩn bị bệnh nhân và người phụ.

- Giúp bệnh nhân ở tư thế bán Fowler nếu cần thiết. Vị trí này cho phép sự co giãn lồng ngực dễ dàng hơn.

- Thông báo cho bệnh nhân và những người hỗ trợ về các biện pháp đề phòng liên quan đến việc sử dụng ôxy.

6.3.3. Thực hiện

1. Giải thích cho bệnh nhân những điều sắp làm, lý do và cách thức bệnh nhân có thể hợp tác như thế nào?

2. Rửa tay và thực hiện những biện pháp kiểm soát nhiễm trùng thích hợp. 3. Để bệnh nhân nằm ở nơi thích hợp, đảm bảo tính riêng tư cho bệnh nhân. 4. Chuẩn bị dụng cụ cung cấp ôxy và hệ thống làm ẩm:

- Gắn lưu lượng kế vào vị trí thoát ôxy từống dẫn hoặc từ bình chứa. Nên khoá dòng ôxy trong giai đoạn này.

- Cho nước vô khuẩn vào đến mức đánh dấu ở chai làm ẩm, gắn chai vào đáy của lưu lượng kế. - Gắn ống dẫn ôxy vào bộ phận làm ẩm.

5. Mở ôxy theo tốc độđã được chỉđịnh.

- Kiểm tra ôxy có đi qua ống chưa. Không nên đểống bị xoắn, chỗ nối phải kín. Có bọt khí ở bình làm ẩm khi dòng ôxy đi qua. Kiểm tra dòng ôxy ởđầu của canul, ống thông mũi, mặt nạ và lều...

6. Gắn phương tiện cung cấp ôxy cho bệnh nhân.

* Ống thông mũi

- Đo khoảng cách ống thông mũi: từ cánh mũi đến dái tai của bệnh nhân và làm dấu điểm mốc đó. - Làm trơn ống thông bằng dầu trơn tan trong nước.

- Đặt ống thông nhẹ nhàng vào trong một lỗ mũi, luồn ống dọc theo sàn của hốc mũi, ngừng tại điểm đã làm dấu trước đó.

- Kiểm tra hốc miệng bằng đè lưỡi và đèn. Đầu của ống có thể nhìn thấy được bên lưỡi gà, rút ống lui khoảng 0,6cm để không nhìn thấy ống nữa.

- Cố định ống vào mũi của bệnh nhân, cố định ống nối vào áo quần của bệnh nhân hoặc giường, không làm căng ống.

* Canul

- Đặt 2 nhánh của canul vào hai lỗ mũi, quấn dây cốđịnh quanh đầu (hình 13.9). - Nếu canul không cốđịnh được thì dùng băng keo dán lại ở bên mặt.

Hình 13.9. Kỹ thuật đặt canul mũi

* Mặt nạ

- Đưa mặt nạ lên mặt bệnh nhân rồi áp từ từ xuống mũi.

- Cốđịnh mặt nạ vòng quanh mặt của bệnh nhân. Mặt nạ phải gắn sát vào mặt bệnh nhân để tránh ôxy vào mắt, hoặc thoát ra ngoài quanh cằm và má.

- Cố định mặt nạ bằng dây chun giãn quanh đầu của bệnh nhân, đủ chặt nhưng phải đảm bảo cho bệnh nhân dễ chịu (hình 13.10).

6.4. Lượng giá

* Lượng giá bệnh nhân và theo dõi tình trạng của bệnh nhân. - Theo dõi dấu hiệu sống.

- Dấu hiệu lâm sàng của thiếu ôxy, tim đập nhanh, lú lẫn, khó thở, bất an và xanh tím. - Kiểm tra khí máu động mạch nếu có sẵn phương tiện.

Hình 13.10. Kỹ thuật đeo mặt nạ

* Canul mũi, ống thông mũi:

- Đánh giá lỗ mũi của bệnh nhân có nút nhầy và kích thích tại chỗ không?

- Thay ống thông mũi ít nhất 1 lần/ngày hoặc 8 giờ/1 lần. Luồn lại ống khác vào lỗ mũi bên kia. * Mặt nạ hoặc lều:

- Theo dõi da vùng mặt thường xuyên, xem xét sựẩm ướt, chà xát, khô... * Theo dõi các phương tiện cung cấp ôxy thường xuyên.

- Kiểm tra lưu lượng kế và mức độ nước trong bình làm ẩm 30 phút/lần, hoặc bất cứ khi nào cần thiết.

- Đảm bảo việc tuân thủ biện pháp về an toàn trong khi sử dụng ôxy. - Kiểm tra y lệnh của bác sĩ 4 giờ/lần.

* Báo cáo với bác sĩ và ghi vào hồ sơ tình trạng bệnh nhân.

LƯỢNG GIÁ

1. Hoàn thành câu trả lời sau Dấu hiệu của thiếu ôxy gồm có:

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)