ĐẶT XÔNG DẠ DÀY

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 119 - 121)

1.1. Mục đích của đặt xông dạ dày

Giảm sức ép, nuôi dưỡng, gây sức ép cầm máu, và rửa dạ dày trong trường hợp ngộđộc...

1.2. Dụng cụ

- Ống xông dạ dày (hình 12.1).

- Cốc nước với ống hút, 1 khăn bông, 2 khăn mặt. - Đè lưỡi, đèn soi, băng keo rộng 2,5cm.

- Nước muối sinh lý, parafin, cồn benzoin, găng.

Hình 12.1.Ống xông dạ dày

1.3. Kỹ thuật tiến hành

1.3.1. Chuẩn bị

- Xác định đúng bệnh nhân và giải thích thủ thuật sắp làm. Động viên, an ủi và yêu cầu bệnh nhân hợp tác trong quá trình thực hiện thủ thuật.

- Kiểm tra tình trạng mũi, miệng của bệnh nhân.

- Đánh giá mức độ tỉnh táo và khả năng hợp tác của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân lú lẫn, mất định hướng, hoặc không thể làm theo mệnh lệnh, cần có người giúp trong quá trình đặt xông.

- Kiểm tra y lệnh, loại xông, xông có gắn vào túi dẫn lưu hay máy hút.

1. Trình bày được mục đích, chỉđịnh và chống chỉđịnh của đặt xông dạ dày và rửa dạ dày. 2. Trình bày được quy trình kỹ thuật đặt xông dạ dày và rửa dạ dày.

- Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụở giường bệnh nhân. - Rửa tay và mang găng vô khuẩn.

1.3.2. Tiến hành

- Cho bệnh nhân nằm ở tư thếđầu cao. Đứng phía bên phải bệnh nhân nếu thuận tay phải, phía trái nếu thuận tay trái.

- Đặt khăn bông nhỏ trên ngực bệnh nhân, đưa khăn mặt cho bệnh nhân. - Đo khoảng cách ống: đo từ mũi đến dái tai rồi đến mũi ức.

- Đánh dấu chiều dài của ống được đưa vào và chuẩn bị băng keo để cốđịnh. - Bôi trơn 7,5 - 10cm đầu ống.

- Báo cho bệnh nhân là bắt đầu tiến hành thủ thuật. Đầu tiên hướng dẫn bệnh nhân hơi ngửa cổđưa ống xông từ từ qua mũi với đầu cong hướng xuống dưới.

- Tiếp tục đưa ống vào cho đến khi qua khỏi vùng hầu mũi bằng cách quay nhẹ nhàng ống về phía mũi đối diện.

- Khi ống xông ở ngay trên vùng hầu miệng, hướng dẫn bệnh nhân gập đầu về phía trước và nuốt. Đưa ống từ 2,5 - 5cm mỗi lần bệnh nhân nuốt.

- Kiểm tra ống đặt đúng chưa? Kiểm tra thành sau họng có bị cuốn ống không? - Phương pháp để biết chắc ống đã vào đúng dạ dày chưa bằng 3 cách như sau:

+ Cách 1: Nhúng đầu ống vào cốc nước nếu không có sủi bọt là vào đúng trong dạ dày.

+ Cách 2: Đặt ống nghe lên vùng thượng vị, dùng bơm tiêm bơm một lượng không khí vào dạ dày, sẽ nghe thấy tiếng động ở dạ dày.

+ Cách 3: Dùng bơm tiêm hút dịch vị.

- Sau khi ống đã được cốđịnh (hình 12.2), kẹp ống lại hoặc nối ống vào túi dẫn lưu hoặc máy hút. - Trừ khi có y lệnh của bác sĩ, nếu không cho bệnh nhân nằm đầu cao 30o.

- Giải thích cho bệnh nhân cảm giác khó chịu sẽ giảm dần theo thời gian. - Thu dọn dụng cụ.

Hình 12.2. Cốđịnh ống xông dạ dày

1.4. Ghi nhận và báo cáo

- Phản ứng của bệnh nhân đối với thủ thuật. - Ghi nhận thời gian làm thủ thuật, loại ống xông.

- Sơ bộđánh giá đặc điểm của chất dịch dạ dày, trị số pH. - Ống được kẹp hay đang nối với dụng cụ dẫn lưu.

1.5. Chăm sóc bệnh nhân có đặt xông dạ dày

- Một trong những vấn đề lớn nhất trong việc chăm sóc bệnh nhân có đặt xông dạ dày là giúp bệnh nhân dễ chịu.

- Chăm sóc mũi.

- Bệnh nhân có thể thở bằng miệng. Việc chăm sóc miệng thường xuyên (ít nhất 2 giờ một lần) sẽ hạn chế sự mất nước.

- Phải bảo đảm sự thông thương của ống xông.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)