2.1. Đại cương
Bình thường dịch màng bụng rất ít chỉđủđể làm trơn phúc mạc. Dịch màng bụng được tiết ra và hấp thu vào hệ thống bạch huyết. Tuy nhiên, nếu quá trình màng bụng bị viêm hay bị thay đổi áp lực thì xuất hiện nước trong khoang màng bụng (ổ phúc mạc).
Màng bụng hay phúc mạc bao bọc tất cả các tạng thuộc hệ tiêu hoá và che phủ phía trước hay phía trên các tạng thuộc hệ tiết niệu và sinh dục. Phúc mạc bao gồm:
- Lá thành: che phủ thành ổ bụng. - Lá tạng: che phủ các tạng. - Các nếp phúc mạc: bao phủ các cuống mạch và thần kinh. Giữa lá thành, lá tạng và các nếp phúc mạc có một khoang gọi là ổ phúc mạc, bình thường nó là một khoang ảo. 2.2. Mục đích chọc dò màng bụng
- Chẩn đoán màng bụng có dịch trong những trường hợp nghi ngờ. - Chẩn đoán nguyên nhân cổ trướng.
- Điều trị bệnh.
- Chỉđịnh:
+ Chấn thương bụng nghi có vỡ các tạng gây chảy máu hay viêm phúc mạc. + Sau phẫu thuật nghi có bục miệng nối.
+ Trường hợp nghi có cổ chướng hay muốn biết tính chất của cổ chướng. - Chống chỉđịnh:
Các trường hợp nghi có tắc ruột do dính, quai ruột dãn.
2.4. Kỹ thuật trợ giúp thầy thuốc chọc dò màng bụng
Trước khi tiến hành chọc dò ổ phúc mạc bệnh nhân cần được thông báo trước cũng như được kiểm tra đầy đủ các dấu hiệu sinh tồn, đồng thời xác định mức độ cổ chướng.
Tiến hành chọc dò ở phòng thủ thuật, kín đáo, đảm bảo kỹ thuật. Tư thế bệnh nhân chọc dò là nằm ngửa hoặc nghiêng về một bên. Những vị trí có thể chọc như sau: (hình 14.4)
- Chính giữa bụng sát cạnh rốn. - Dưới bờ sườn trái và phải. - Hố chậu trái và phải.
+ Vị trí thường chọc ở vùng thấp: 1/3 ngoài của đường nối từ rốn đến gai chậu trước trên bên trái.
Hình 14.4. Vị trí chọc dò màng bụng
2.4.1. Chuẩn bị dụng cụ
1. Hai kim chọc dò hoặc chọc tháo. Kim chọc dò dài 5 - 8cm, đường kính 1mm. Kim chọc tháo dài 5 - 9cm, đường kính 1,5 - 2mm, có nòng thông. Nếu chọc tháo phải dùng Troca.
2. Một ống cao su hoặc ống thông polyetylen nhỏ, dài khoảng 1m, có Ambu để nối với đốc kim, có khoá điều chỉnh dịch chảy (có thể dùng kim to nối với dây truyền dịch không có bầu đếm giọt).
3. Một bơm tiêm 5ml để gây tê, một bơm tiêm 20ml để hút dịch. 4. Một khăn có lỗ, hai kẹp cặp khăn.
5. Một kẹp kocher có mấu, một kẹp kocher không mấu.
6. Hai cốc đựng bông cầu để sát khuẩn vùng chọc và gạc miếng vô khuẩn để phủ lên chỗ chọc sau khi bác sĩ rút kim ra.
7. Một đôi găng tay.
8. Ba ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm.
2.4.1.2. Dụng cụ sạch
1. Cồn iod hoặc betadin, cồn 70o.
2. Thuốc gây tê, bơm kim tiêm vô khuẩn và hộp thuốc cấp cứu. 3. Phiếu xét nghiệm.
4. Cốc thuỷ tinh chứa 100ml nước cất đã hoà 2 giọt axit acetic 2% để làm phản ứng Rivlata. 5. Kéo, băng dính.
6. Đồng hồ bấm giây, ống nghe, huyết áp kế. 7. Hai khay quảđậu, một tấm nylon.
2.4.2. Kỹ thuật tiến hành
1. Đưa dụng cụđến nơi làm phẫu thuật. 2. Trải nylon dưới lưng bệnh nhân.
3. Đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp theo chỉ định của bác sĩ, thường cho bệnh nhân nằm ngửa bên chọc sát với thành giường, kê một gối dưới lưng bên đối diện để bên chọc thấp hơn.
4. Bộc lộ và sát khuẩn vùng chọc.
5. Mở khay vô khuẩn, đổ cồn 70ođể sát khuẩn tay bác sĩ. 6. Đưa găng tay cho bác sĩ.
7. Đưa khăn có lỗ, kẹp cặp khăn cho bác sĩ.
8. Chuẩn bị thuốc gây tê để bác sĩ tiến hành gây tê bệnh nhân. Trong lúc đó điều dưỡng quan sát sắc mặt bệnh nhân, động viên bệnh nhân.
9. Điều dưỡng sát khuẩn tay mình, nhẹ nhàng đổđốc kim vào lòng bàn tay bác sĩ. 10. Khi bác sĩ chọc kim, điều dưỡng tiếp tục quan sát sắc mặt bệnh nhân.
giọt dịch đầu bỏđi. Hứng dịch vào các ống nghiệm.
12. Trường hợp chọc tháo thì nối ống thông vào đốc kim để dẫn dịch vào bình. Điều chỉnh dịch chảy ra nhanh hay chậm theo yêu cầu của bác sĩ.
13. Thường xuyên theo dõi sắc mặt, mạch bệnh nhân trong khi dẫn lưu dịch. 14. Khi bác sĩ rút kim ra. Điều dưỡng sát khuẩn nơi chọc, đắp gạc và băng lại.
15. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng bên lành, tiếp tục theo dõi bệnh nhân sau khi chọc để phát hiện biến chứng.
16. Thu dọn, bảo quản dụng cụ, đưa bệnh phẩm làm xét nghiệm, ghi hồ sơ bệnh án.
2.5. Tai biến chọc dò màng bụng
- Ngất.
- Chọc vào ruột.
- Xuất huyết trong ổ bụng (có thể do chạm mạch máu hoặc do giảm áp lực quá nhanh). - Viêm phúc mạc.
- Chọc rách tĩnh mạch mạc nối lớn hoặc tĩnh mạch mạc treo tràng.