KỸ THUẬT BĂNG

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 98 - 100)

4.1. Nguyên tắc khi dùng băng cuộn

- Giải thích cho bệnh nhân biết công việc sắp làm. - Cho bệnh nhân ngồi hoặc nằm theo tư thế thoải mái.

- Điều dưỡng viên đứng hoặc ngồi ở vị trí thuận lợi để băng vết thương.

- Những chỗ cần kê cao để băng như: cẳng chân, đùi, xương chậu phải có gối, giá đỡ.

- Chỗ da băng bó phải sạch sẽ, khô ráo, chỗ hai mặt da tiếp giáp nhau như kẽ ngón tay, ngón chân; dưới vú đối với nữ... phải có băng gạc lót.

- Khi băng, đưa cao cuộn băng, đặt đầu băng vào chỗ băng. Tay trái giữ lấy đầu băng, tay phải cầm thân băng, vừa băng vừa nới cuộn băng. Bắt đầu thường phải băng 2 vòng để khóa.

- Khi băng tứ chi phải băng từ ngọn chi đến gốc chi, để giảm sung huyết hoặc phù nề, các đầu chi để hởđể theo dõi tuần hoàn ở chi đó.

- Mỗi vòng băng phải cuộn đều tay, chặt vừa, không được để lỏng quá dễ tuột, chặt quá bệnh nhân đau và ảnh hưởng đến tuần hoàn của vùng băng.

- Khi băng, vòng sau chồng lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3, cự ly chồng lên nhau phải đều đặn, chỗ bắt chéo cũng phải đều.

- Cuối cùng là vòng cốđịnh để giữ băng, có thể dùng kim băng, móc bấm, băng keo, nút buộc, song không được cốđịnh ở:

+ Trên vết thương hoặc chỗ bị viêm. + Trên chỗ xương lồi hay mặt trong chi. + Vị trí người bệnh nằm đè lên. + Vị trí dễ cọ xát. 4.2. Các kiểu băng cuộn cơ bản (hình 9.3) 4.2.1. Cách bắt đầu băng  Băng vòng thứ nhất, gấp một góc của đầu băng làm vòng khóa. - Băng lại vòng thứ hai. - Vòng thứ ba sẽ băng theo các kiểu băng cơ bản.

Hình 9.3. Các kiểu băng cuộn cơ bản

4.2.2. Có 6 kiểu băng cơ bản: tùy từng trường hợp để áp dụng băng cho thích hợp.

4.2.2.1. Băng rắn quấn

- Hai vòng đầu băng vòng để làm vòng khóa.

 Băng chạy dần lên trên, vòng sau không đè lên vòng trước, giữa 2 vòng có khoảng trống.  Áp dụng để giữ gạc che vết thương, hay cốđịnh nẹp tạm thời khi bất động.

4.2.2.2. Băng xoáy ốc

 Băng giống băng rắn quấn, nhưng vòng sau quấn đè lên vòng trước 1/2 hay 2/3. - Áp dụng băng chỗ bắp thịt đều nhau (cánh tay, ngón tay...).

4.2.2.3. Băng chữ nhân

Hai vòng đầu băng vòng để làm vòng khóa. Sau đó băng chếch lên trên, đến vết thương gấp lại nửa dải băng, băng xuống dưới và vòng ra sau. Cứ băng như thếđến khi che hết vết thương.

4.2.2.4. Băng số 8

Băng theo hình rắn quấn, nhưng lượt lên và lượt xuống bắt chéo nhau, vòng sau bắt chéo vòng trước ở phía trên, đè lên 1/2 hay 2/3 vòng trước.

Thường dùng cách này để cốđịnh xương như khuỷu tay, cổ tay, mắt cá chân, đầu gối và bẹn...

4.2.2.5. Băng vòng gấp lại (băng hồi quy)

 Băng vòng gấp lại nhiều lần từ trước ra sau, rồi từ sau ra trước. Vòng thứ nhất thường băng ở giữa và các vòng sau băng lan dần sang hai bên. Mỗi vòng đều trở về chỗ bắt đầu cho đến khi băng kín chỗ cần băng. Chạy một vòng băng quanh để giữ các chỗ gấp.

 Thường dùng cách này để băng: đầu, đầu các ngón tay, đầu các mỏm cụt.

4.2.2.6. Băng vòng

Sau 2 vòng có khoá, vòng sau đè lên toàn bộ vòng trước.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)