PHƯƠNG PHÁP THỔI NGẠT 1 Áp dụng

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 80)

3.1. Áp dụng

Phương pháp thổi ngạt được áp dụng khi bệnh nhân bất tỉnh, ngừng thở nhưng còn mạch.

Thổi ngạt là phương pháp cấp cứu nạn nhân ngừng hô hấp đột ngột do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên: sập hầm, điện giật, trúng độc... nhưng tim vẫn còn đập. Thổi ngạt được tiến hành bằng cách người cấp cứu nạn nhân thổi trực tiếp hơi của mình qua miệng người bị nạn.

Ngạt là tình trạng bệnh lý do thiếu ôxy và tăng CO2 trong thành phần khí thở.

3.2. Nguyên nhân gây ngạt

3.2.1. Do đường thở và phổi bị ảnh hưởng

- Tắc nghẽn đường thở do tụt lưỡi ở một số nạn nhân bất tỉnh, do thức ăn, chất nôn, dị vật khác lọt vào đường thở hoặc do sự sưng nề của các tổ chức ở hầu họng vì bị nhiễm khuẩn: bỏng, dịứng, nhiễm độc.

- Chèn ép lồng ngực do bịđất cát chèn, bị chèn ép vào tường, rào chắn hoặc sức ép từđám đông. - Nghẹt thởđường hô hấp vì bịt kín do gối, túi nylon, vùi lấp.

- Chèn ép khí quản do treo cổ hoặc thắt cổ.

- Tổn thương thành ngực gây ảnh hưởng đến hô hấp. - Do bị co thắt khí quản.

3.2.2. Ảnh hưởng tới não hoặc dây thần kinh

- Điện giật, ngộđộc.

- Liệt do tai biến mạch máu não.

3.2.3. Nguyên nhân làm ảnh hưởng lượng ôxy trong máu

giảm, khí CO2 ngày càng tăng như khi ở trong phòng kín, chỗ đông người chật hẹp mà không khí không được lưu thông.

3.3. Diễn biến của ngạt

Thường diễn ra qua ba giai đoạn:

3.3.1. Hưng phấn

Do khí ôxy giảm và khí CO2 tăng gây kích thích trung tâm hô hấp nên thở sâu, thở nhanh, huyết áp tăng, cuối giai đoạn này hô hấp chậm lại kèm theo co giật toàn thân và co bóp cơ trơn.

3.3.2. Ức chế

Đậm độ khí CO2 tăng quá cao trong máu đã ức chế trung tâm hô hấp làm hô hấp ngừng lại có nguy cơ ngừng thở, hạ huyết áp.

3.3.3. Suy sụp

Trung tâm hô hấp và vận mạch bịức chế do độđậm khí CO2 quá cao. Do vậy mất dần các phản xạ, giãn đồng tử, cơ mềm, tim đập chậm và yếu, huyết áp hạ, thở ngắt quãng, ngáp cá rồi ngừng thở.

3.4. Dấu hiệu và triệu chứng chung

- Khó thở: tăng về tần số và biên độ. - Thở dốc.

- Tím tái môi và móng tay. - Ý thức lú lẫn.

- Có thể bất tỉnh hoặc ngừng thở.

3.5. Xử lý cấp cứu

3.5.1. Mục đích

Phục hồi và duy trì hô hấp bằng cách nhanh chóng làm mất nguyên nhân gây ngạt hoặc đưa nạn nhân thoát khỏi nguyên nhân gây ngạt.

Tiến hành làm hô hấp nhân tạo và chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất nếu cần thiết.

3.5.2. Nguyên tắc

- Làm mất nguyên nhân gây ngạt và làm lưu thông đường hô hấp.

- Hô hấp nhân tạo nếu bệnh nhân ngừng thở: thổi ngạt được tiến hành bằng cách thổi trực tiếp hơi của cấp cứu viên qua mồm người bị nạn.

- Vài miếng gạc, khăn hoặc vải sạch. - Gối, chăn hoặc vải trải giường.

3.5.4. Cách tiến hành

- Làm thông đường hô hấp trên, phải đảm bảo đường thở thông thoáng. + Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên nền cứng đầu nghiêng sang một bên.

+ Dùng đè lưỡi để mở miệng, một tay cuốn gạc móc đờm dãi, lấy hết dị vật, răng giả nếu có. - Nới rộng quần áo, thắt lưng, cravat, áo lót phụ nữ.

- Kê gối dưới vai đểđầu ngửa tối đa ra phía sau.

- Cấp cứu viên quỳ một bên ngang vai nạn nhân, hoặc đứng nếu nạn nhân nằm trên giường.

- Một tay đặt dưới cằm, đẩy cằm ra phía trước, lên trên. Tay kia đặt lên trán nạn nhân, ngón trỏ và ngón cái bịt mũi nạn nhân khi thổi vào (hình 7.5). Áp miệng mình vào miệng nạn nhân.

Hình 7.5. Thổi ngạt

- Cấp cứu viên ngẩng đầu hít thật sâu rồi áp miệng mình vào miệng nạn nhân và thổi mạnh (hình 7.6 - hình 7.7), đồng thời quan sát lồng ngực nạn nhân xem có phồng lên và xẹp xuống theo nhịp thổi không? Nếu không thấy lồng ngực nạn nhân phồng lên trong khi thổi vào, phải kiểm tra lại tư thế của đầu và cằm, xem đường hô hấp có thông không?

- Đường thở có thẳng không, có thể đặt ngửa đầu chưa tốt?

- Có dị vật không? - Bịt mũi có kín không?

Hình 7.7. Kỹ thuật thổi ngạt ở trẻ nhỏ

 Nếu không thởđược, nhưng mạch bắt được thì phải thổi ngạt cho bệnh nhân. Một lần hà hơi thổi ngạt kéo dài: người lớn 1 - 1,5 giây, trẻ em 1 giây.

 Nếu mạch không bắt được thì phải phối hợp ép tim ngoài lồng ngực với hà hơi thổi ngạt.

* Lưu ý: Phải đảm bảo miệng mình trùm kín lên miệng nạn nhân. Lúc bắt đầu thổi nên thổi liên tiếp 5 lần liền để phổi nạn nhân có nhiều ôxy.

- Tiếp tục ngẩng đầu hít vào thật sâu đồng thời bỏ tay bịt mũi nạn nhân.

- Thổi 15 - 20 lần/phút cho người lớn, 20 - 25 lần/phút cho trẻ em, 30 - 40 lần/phút cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, thổi cho đến khi nạn nhân tự thở lại được. Khi cần thay đổi người khác cần phải duy trì động tác, không được để gián đoạn.

- Theo dõi sát mạch, nhịp thở và chăm sóc nạn nhân đến khi tình trạng ổn định. Nếu sau 30 - 60 phút thở bị tắc bởi dị vật. Cố gắng để lấy bỏ vật tắc nếu có

thể (thủ thuật Heimlich áp dụng cho người lớn).

nạn nhân chưa tự thởđược, tim vẫn còn đập thì vẫn tiếp tục thổi ngạt và đồng thời tìm mọi cách để đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất hoặc xe cấp cứu có đủ phương tiện hồi sức tim phổi.

- Nếu nạn nhân có dấu hiệu hồi phục tự thởđược và thở tốt thì lấy gối dưới vai ra, cho nạn nhân nằm thoải mãi và đắp ấm.

- Lau miệng và mặt cho nạn nhân. - Đặt nạn nhân ở tư thế thích hợp.

3.6. Thu dọn và bảo quản dụng cụ

- Thu dọn gối, chăn hoặc vải trải gửi đi giặt.

- Đổ bỏ gạc bẩn và những ngoại vật lấy từ miệng nạn nhân.

3.7. Ghi vào hồ sơ

- Tình trạng của nạn nhân trước, trong và sau khi thổi ngạt. - Thời gian tiến hành.

- Tên người tiến hành.

3.8. Những điểm cần lưu ý

- Kỹ thuật thổi ngạt cần được thực hiện ngay tức khắc, tại chỗ và liên tục.

- Trong khi thổi ngạt phải đồng thời theo dõi mạch, đồng tử của nạn nhân, để kết hợp đánh giá tình trạng nạn nhân.

- Đối với trẻ nhỏ: Miệng của cấp cứu viên có thể trùm kín cả miệng và mũi của trẻ nhưng thổi với nhịp nhanh hơn và nhẹ hơn.

- Luôn luôn đảm bảo đường thởđược thông suốt.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 80)