CÁC DỤNG CỤ TIÊM THUỐC 1 Bơm tiêm

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 45)

3.1. Bơm tiêm

Có nhiều loại, nhiều cỡ khác nhau tuỳ theo lượng thuốc cần tiêm.

3.1.1. Các loại bơm tiêm

- Bơm thuỷ tinh chịu nhiệt, nhìn thuốc rõ ràng, dễ tiệt khuẩn. - Kim loại: dễ hấp sấy.

- Nhựa: loại dùng một lần (đã được tiệt khuẩn để sẵn trong túi nylon). Hiện nay hầu hết dùng loại nhựa.

Hình 3.1. Các cỡ bơm tiêm

3.1.2. Cấu tạo bơm tiêm

Mỗi bơm tiêm có 2 bộ phận chính:

- Vỏ bơm tiêm (bộ phận chứa thuốc), ngoài vỏ bơm tiêm có ghi vạch ml, ở phía đầu có một núm nhỏ để lắp vừa khít đốc kim.

- Nòng bơm tiêm (plunger) để hút và bơm thuốc.

3.2. Kim tiêm

Thường làm bằng thép không gỉ cũng có nhiều cỡđể phù hợp với từng loại tiêm. Kim tiêm thường được ghi số từ 18 đến 27 (tiêm trong da: 26 - 27; tiêm dưới da: 25 - 27; tiêm bắp người lớn: 18 - 23, trẻ em: 25 - 27), lòng kim rỗng ở giữa, đầu vát nhọn và sắc (hình 3.2).

Hình 3.2.Các loại kim tiêm

3.3. Thuốc tiêm và cách kiểm tra

3.4. Các dụng cụ cần thiết khác khi tiêm

- Kẹp kocher có mấu và không mấu. - Bông, cốc đựng bông có cồn.

- Thuốc sát khuẩn: cồn 70o - 90o, cồn iod, betadin. - Dây garô (nếu tiêm tĩnh mạch), gối nhỏ kê vùng tiêm. - Khay vô khuẩn, khay quảđậu hoặc túi đựng đồ bẩn. - Hộp thuốc cấp cứu.

- Phiếu điều trị, đơn thuốc, sổ y lệnh.

4. CHUẨN BỊ

4.1. Chuẩn bị dụng cụ

- Có buồng tiêm thoáng, sạch sẽ và đủấm, có giường cho bệnh nhân nằm. Nếu không có buồng tiêm thì phải có xe tiêm.

- Thuốc cấp cứu, các thuốc cần tiêm.

- Kim tiêm, bơm tiêm đủ các cỡ, thuốc sát khuẩn, băng dính, bông gạc, kẹp kocher, nẹp gỗ, sổ y

3.3.1. Các dạng thuốc tiêm

- Ống pha sẵn, to nhỏ tuỳ loại 1ml, 2ml, 5ml, 10ml được đóng trong ống thuỷ tinh vô khuẩn bịt kín hai đầu (hình 3.3).

- Ống thuốc bột, khi tiêm mới pha kèm theo ống nước cất. - Lọ thuốc bột có đầu bịt cao su, có thể trong có chứa không khí hoặc không.

3.3.2. Cách kiểm tra thuốc

- Trừ một số thuốc như propiodon, bismuth, procain thường thấy vẩn đục khi lắc còn đại bộ phận thuốc tiêm khác bao giờ cũng trong, do vậy trước khi tiêm phải kiểm tra lại thuốc tiêm, nếu thấy vẩn đục thì không được sử dụng, do bảo quản không tốt.

- Thuốc tiêm thường đựng trong ống thuỷ tinh hàn kín đầu, có in hoặc dán nhãn hiệu, trước khi sử dụng bao giờ cũng phải xem ống thuốc có còn nguyên vẹn không, nếu mất nhãn hiệu hoặc rạn nứt thì phải vứt bỏ.

lệnh...

4.2. Chuẩn bị bệnh nhân

- Bệnh nhân phải được thông báo trước để có thái độ hợp tác đúng đắn. - Khi tiêm bệnh nhân ở tư thế thoải mái.

4.3. Người tiêm

- Bắt buộc mặc áo choàng, đội mũ, mang khẩu trang, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và sau đó sát khuẩn bằng cồn 70o, mang găng.

- Thận trọng, tỉ mỉ, nhanh nhẹn nắm chắc các bước sẽ làm. - Biết được các quy tắc của tiêm thuốc.

5. KỸ THUẬT TIÊM 5.1. Vị trí các loại tiêm

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 45)