1.1. Định nghĩa
Ngừng tim có thể được định nghĩa như một sự gián đoạn tạm thời của chức năng tim mà có khả năng phục hồi.
Ngừng tim và ngừng hô hấp có thể tạo ra những dấu hiệu giống nhau nhưng có một sự khác biệt quan trọng đó là: ngừng tim thì không có mạch động mạch, ngừng hô hấp thì có mạch động mạch hiện diện.
1.2. Mục đích
- Để ngăn chặn sự thiếu ôxy não.
- Khôi phục lại chức năng hoạt động của tim.
- Để duy trì sự thông khí và tuần hoàn một cách đầy đủ.
1.3. Nguyên tắc chung
Mục tiêu quan trọng nhất và đầu tiên của hồi sức tim - phổi là làm sao ngăn được tổn thương não không phục hồi do thiếu ôxy bằng việc duy trì lưu thông hiệu quả trong vòng 4 phút.
- Hồi sức tim phổi là một cấp cứu trong bất cứ một tình huống nào khi mà não không nhận đủ ôxy. - Kỹ thuật cơ bản là khi phát hiện một bệnh nhân ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn phải khẩn trương đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, kiểm tra sựđáp ứng của bệnh nhân, sau đó tiến hành hồi sức theo các bước chữ cái ABC của Evan năm 1990 (A: Airway: kiểm soát đường thở, B: Breathing: kiểm tra hô hấp, C: Circulation: kiểm tra tuần hoàn) (hình 7.1).
MỤC TIÊU
1. Trình bày được mục đích của phương pháp ép tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt. 2. Trình bày được kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt có hiệu quả.
Hình 7.1. Quan sát bệnh nhân
+ A. Tiếp cận và kiểm soát đường thở: Kiểm tra xem bệnh nhân có còn tỉnh táo bằng cách lay họ một cách nhẹ nhàng và hỏi ông, bà, anh, chị.... có sao không?. Nếu không có sự phản hồi nào cả thì phải thiết lập và duy trì ngay một đường thở thông thoáng.
+ B. Kiểm tra hô hấp: Nếu bệnh nhân không thở tiến hành ngay hô hấp nhân tạo bằng phương pháp thổi khí như: miệng - miệng hoặc dùng túi khí ambu và mặt nạ. Bệnh nhân nên bắt đầu được hô hấp nhân tạo bởi hai lần thổi khí chậm, mỗi cái đạt hiệu quả làm lồng ngực căng lên.
+ C. Kiểm tra tuần hoàn: Nếu bệnh nhân mất mạch ở các động mạch lớn như mạch cảnh, mạch đùi thì hồi sức tuần hoàn cần được tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
1.4. Nguyên nhân
1.4.1. Do tim
Tắc mạch vành, chèn ép tim, bệnh cơ tim và dẫn truyền, điện giật, tai nạn, stress quá nặng...
1.4.2. Hô hấp
Tắc đường thở do dị vật, nhồi máu phổi và chết đuối, khí độc...
1.4.3. Não
Suy giảm trung tâm hô hấp do:
- Chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ.
- Dùng quá nhiều thuốc ức chế trung tâm hô hấp. - Giảm nhiệt.
- Thiếu ôxy não. - Tăng huyết áp.
1.4.4. Cân bằng axit - bazơ và điện giải
- Giảm hoặc tăng Kali máu.
- Toan hóa và giảm lưu lượng tuần hoàn gây nên do chảy máu nặng.