SƠ CỨU BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN DON ƯỚC 1 Đại cương

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 165 - 168)

- Lâm sàng: mức độ ý thức giảm, chán ăn, nôn, da và niêm mạc mọng nước, phổi ứ dịch, chuột

2. SƠ CỨU BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN DON ƯỚC 1 Đại cương

2.1. Đại cương

Ngạt nước là tai nạn thường gặp ở trẻ em. Hằng năm nhiều trẻ bị tai nạn do nước ở trong các hồ bơi, những vùng chứa nước khác và những nơi đựng nước quanh nhà.

Nguyên nhân của tai nạn do nước có thể là không biết bơi ngã xuống nước, lặn quá sâu dưới nước rồi ngạt, do bơi quá mệt rồi ngất đi dưới nước, hoặc do ngất đột ngột khi tiếp xúc với nước gọi là nước giật.

Chúng ta thường nghĩ tới nạn nhân chìm dưới nước sâu, nhưng ngay cả khi nạn nhân chỉ bị dìm mặt xuống nước nông (cạn) thì cũng sẽ bị ngạt thở.

Trẻ nhỏ dễ có nguy cơđuối nước nhất vì chúng không thểđoán được độ sâu của nước, không thể bơi và không đủ sức khoẻđể thoát khỏi những hoàn cảnh khó khăn.

Nước vào phổi làm xẹp phổi, phù phổi, suy hô hấp, thiếu ôxy não, dẫn đến phù não và tăng áp lực nội sọ. Khoảng 10% trẻ ngạt nước không hít nước vào phổi do phản xạ co thắt thanh môn.

Tình trạng sung huyết phổi có thể xảy ra rất nhanh nhưng tình trạng này có thể kéo dài vài giờ trước khi nhìn thấy rõ ràng (ho ra bọt màu hồng) do vậy tất cả các trường hợp chết đuối sau khi sơ cứu xong đều phải chuyển ngay tới bệnh viện dù cho tình trạng nạn nhân có vẻ như bình thường.

Nếu nạn nhân đã bị ngâm lâu trong nước lạnh thì rất có thể sẽ bị hạ thân nhiệt. Do đó, trong trường hợp này phải chú ý giữấm cho nạn nhân.

Tiên lượng tuỳ thuộc vào thời gian chìm trong nước và biện pháp sơ cứu.

2.2. Biểu hiện lâm sàng

2.2.1. Ngạt nước

Sau 3 - 4 phút vùng vẫy nạn nhân hít phải nước rồi ngừng thở, ngừng tim, nếu được sơ cứu kịp thời và đúng phương pháp nạn nhân sẽ thở lại, tim đập trở lại nhưng vẫn có nguy cơ phù phổi cấp.

2.2.2. Nước giật

Do ngất đột ngột khi tiếp xúc với nước, shock kiểu điện giật gọi là nước giật.

Trường hợp nhẹ biểu hiện ớn lạnh, khó chịu, buồn nôn, chóng mặt, mạch nhanh, nôn mửa, nổi mày đay kiểu dịứng. Trường hợp nặng trụy mạch, ngất. Trường hợp nặng hơn nữa ngất đột ngột trong khi bơi rồi chìm xuống.

Tóm lại tai nạn do nước có thể bắt đầu bằng ngạt rồi ngất hoặc ngất rồi ngạt. Xử trí sơ cứu hai hình thức như nhau.

2.3. Xử trí sơ cứu ban đầu

Việc nhảy xuống nước để cứu người đang chết đuối hoặc sắp sửa chết đuối cần phải được xem xét một cách cẩn thận. Nếu không biết bơi hoặc nghi ngờ khả năng là mình không thể kéo nạn nhân lên bờ được thì tốt hơn hết là gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh hoặc cố gắng tìm cách khác hơn là nhảy nhanh vào nước một cách thiếu suy nghĩ.

Những điều quan trọng trong sơ cứu nạn nhân bị tai nạn do nước: - Cứu nạn nhân nhưng không làm nguy hiểm cho chính mình. - Đặt nạn nhân đúng vị trí: trên mặt phẳng rắn chắc.

- Nới rộng quần áo, hút hết đờm dãi, nước trong đường hô hấp. - Kiểm tra nhịp thở.

- Tiến hành hồi sức tim phổi.

2.4. Các bước tiến hành

2.4.1. Kéo nạn nhân ra khỏi nước

- Khi khả năng không bơi được đến nơi nạn nhân bị nạn, thì nguyên tắc là: "Ném rồi kéo". Có thể ném cho nạn nhân nhánh cây, sợi dây hoặc áo cứu hộđể nạn nhân giữ lấy rồi kéo nạn nhân vào bờ.

- Nếu không thể ném cái gì và có thuyền sẵn ởđó thì nhanh chóng chèo thuyền ra nơi nạn nhân bị nạn, rồi kéo nạn nhân vào bờ, đừng cố gắng kéo nạn nhân lên thuyền vì có thể gây lật thuyền và cả hai sẽ bị rơi lại vào nước.

- Nếu khi người cứu bơi được đến chỗ nạn nhân thì ngay dưới nước, người cứu túm lấy tóc nạn nhân, nhấc đầu nạn nhân cao hơn mặt nước, tát mạnh 2, 3 cái gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại, quàng tay qua nách nạn nhân rồi bơi vào bờ.

- Khi chân người cứu chạm đất, vác nạn nhân lên vai, để bụng nạn nhân ép vào vai người cứu, hai tay nạn nhân buông thỏng sau lưng người cứu, hai tay người cứu giữ hai chân nạn nhân và chạy nhanh vào bờ, càng nhanh càng tốt.

- Sơ cứu theo các bước nhưđối với bệnh nhân bất tỉnh: + Làm sạch đường thở và làm thông đường thở.

+ Kiểm tra nhịp thở và mạch.

+ Nếu ngừng thở, tiến hành hà hơi thổi ngạt ngay (hô hấp miệng - miệng). Điều này có thểđược làm ngay cả khi nạn nhân vẫn còn trong nước bằng cách thổi nhanh vào miệng nạn nhân 4 cái, rồi cứ mỗi 5 giây thổi vào miệng nạn nhân một lần cho đến khi nạn nhân được kéo vào bờ.

+ Nếu không bắt được mạch (ngừng tim) tiến hành ép tim ngoài lồng ngực ngay khi nạn nhân ra khỏi nước.

+ Nếu không có mạch và ngừng thở, bắt đầu hồi sức tim phổi ngay lập tức và tiếp tục cho đến khi tim đập và nạn nhân thở trở lại hoặc khi có người đến giúp. Đừng cố gắng để lấy nước từ phổi ra.

+ Nếu nghi ngờ có tổn thương cột sống thì không nên vận chuyển nạn nhân trừ việc kéo nạn nhân ra khỏi nước, rồi đặt nạn nhân lên trên một tấm ván.

- Nếu nạn nhân bắt đầu tự thởđược, đặt nạn nhân trong tư thế hồi phục.

- Khi nạn nhân tỉnh họ sẽ nôn ra nước. Do vậy, phải để nạn nhân ở tư thế hồi phục, phòng cho nạn nhân không bịđuối nước trở lại vì chất nôn của chính họ.

- Để nạn nhân nằm ở tư thế hồi phục cho tới khi họđủ khỏe để ngồi dậy và đi lại. Giữấm bằng cách lau khô thân thể mặc áo quần khô, đắp chăn cho nạn nhân.

- Ngay cả khi nạn nhân đã hồi phục lại, cũng cần quan sát cẩn thận những biến chứng có thể có như ngừng tim và đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nước trong phổi làm giảm khả năng hô hấp, thăng bằng nước - điện giải của cơ thể cũng có thể rối loạn dẫn đến những biến chứng xa hơn mà không biểu hiện rõ lúc đó.

- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế và thông báo cho nhân viên bệnh viện biết nơi xảy ra tai nạn là nước ngọt hay nước mặn. Những yếu tố này có thểảnh hưởng đến những biện pháp chăm sóc sau đó.

2.5. Biện pháp dự phòng tai nạn do nước

2.5.1. Dự phòng tai nạn do nước ở tuổi nhỏ

- Trông coi trẻ cẩn thận khi ở gần bất cứ nguồn nước nào, kể cả thùng nước hoặc xô nước. - Đóng cửa phòng tắm và đậy nắp toa lét.

- Có hàng rào quanh hồ bơi và khoá cổng.

- Dạy bơi để đảm bảo cho trẻ an toàn với nước, nhưng không thay thế cho những biện pháp dự phòng khác.

2.5.2. Dự phòng tai nạn nước ở tuổi đến trường

- Dạy trẻ bơi.

- Dạy những điều luật cơ bản của an toàn nước. - Cho trẻ bơi ở những nơi an toàn có người trông coi. - Kiểm tra độ sâu của nước trước khi lặn.

- Bơi với một người khác.

- Dùng phao khi tắm hoặc khi đi thuyền. - Yêu cầu có hàng rào quanh hồ bơi. - Học cách hồi sức tim phổi.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 165 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)