2.1. Vô trùng
- Kim truyền và các dụng cụ khác phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn.
- Tại vùng truyền phải loại bỏ các chất lạ và sát khuẩn theo đường ly tâm bằng cồn iod hay cồn 70o.
2.2. Không được trộn lẫn nhiều loại dịch để truyền với nhau 2.3. Không được truyền nhầm bằng cách thực hiện 5 đúng 2.3. Không được truyền nhầm bằng cách thực hiện 5 đúng
Đúng thuốc, đúng liều, đúng bệnh nhân, đúng đường truyền và đúng giờ.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Chuẩn bị dụng cụ
3.1.1. Dụng cụ vô khuẩn
- Khăn vô khuẩn.
- Bơm, kim tiêm thích hợp. - Chai dịch truyền theo chỉđịnh.
- Bộ dây truyền dịch vô khuẩn: dài 1m - 1,4m, có kim sẵn. - Nếu truyền máu thì có bộ dây truyền máu.
- Khóa 3 nhánh. - Kẹp kocher.
- Bông, gạc, hộp đựng bông cồn.
3.1.2. Dụng cụ sạch
- Lọ cồn 700.
- Hộp thuốc cấp cứu: adrenalin, depersolon, nước cất... - Dây garô.
- Kéo, băng dính, băng cuộn để cốđịnh kim và chi bệnh nhân. - Ống nghe, máy đo huyết áp.
- Nẹp cốđịnh.
- Phiếu truyền dịch, bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn. - Khay quảđậu hoặc dụng cụđể bơm tiêm, kim tiêm bẩn. - Đồng hồ có kim giây.
- Khay chữ nhật.
- Giá treo dịch truyền: cao 1,8 - 2,2m. - Gối nhỏ kê dưới vùng truyền. - Xe đẩy đựng dụng cụ.
- Hộp đựng vật sắc nhọn. - Xô đựng rác thải.
3.2. Chuẩn bị bệnh nhân
- Báo và giải thích cho bệnh nhân lý do truyền.
- Bệnh nhân phải ở tư thế thoải mái, kiểm tra huyết áp trước khi truyền. - Cho bệnh nhân đại tiện, tiểu tiện.
- Vùng truyền: Có thể truyền ở bất cứ vùng nào, nhưng vị trí thường dùng là ở mặt trước cẳng tay, khuỷu tay, mu bàn tay, chân, cổ chân. Ở trẻ sơ sinh có thể truyền tĩnh mạch da đầu.
3.3. Chuẩn bị cán bộ y tế
- Bắt buộc đội mũ, mang khẩu trang, rửa tay thường quy và sau đó sát khuẩn bằng cồn 70o, mang găng.
- Thận trọng, tỉ mỉ, nhanh nhẹn nắm chắc các bước sẽ làm. - Biết được các quy tắc của truyền tĩnh mạch.