4. Trình bày kỹ thuật rửa và thay băng vết thương nhiễm khuẩn.
2.2.3. Lấy mẫu nghiệm phân
Xét nghiệm phân có một giá trịđặc biệt để chẩn đoán bệnh đường tiêu hóa: - Nghiên cứu sự bài tiết các chất dịch tiêu hóa.
- Kiểm tra vi khuẩn và ký sinh trùng đường ruột. - Thăm dò chức năng đường tiêu hóa.
Đồng thời, xét nghiệm phân cũng giúp chẩn đoán một số bệnh toàn thân của bộ phận khác như: tắc mật, xơ gan, lao phổi...
* Kỹ thuật:
- Bệnh nhân đi đại tiện vào trong chậu sạch hoặc bình đựng.
- Dùng lọ sạch có nút đậy và có que để lấy phân. Xét nghiệm tìm vi trùng, cần tránh vi khuẩn bên ngoài ô nhiễm vào, dùng lọ phải sạch và vô khuẩn, lấy phân thật cẩn thận, tránh giây cả nước tiểu vào. Nếu chỉ xét nghiệm giun, sán, amíp... không cần phải dùng lọ vô khuẩn.
- Số lượng phân định lấy khoảng 10 đến 15gam, lấy ở những nơi có nghi ngờ như những nơi có đờm và nhầy mũi hay có máu. Nếu lấy phân qua thời gian dài phải để trong tủ lạnh.
- Những trường hợp đặc biệt:
+ Kiểm tra amíp hay trực khuẩn lỵ: lấy phân chỗ máu, mũi, mủ nhiều nhất. Có thể lấy chất nhầy ở trong màng ruột khi soi hậu môn dễ thấy hơn.
+ Kiểm tra giun kim và trứng giun: lấy que có bông, gạt các chất ở kẽ hậu môn hoặc cho vào lỗ hậu môn ngoáy mấy lần rồi rút ra, phết vào phiến kính.
+ Lọ phân phải đậy kín và gửi sớm đến phòng xét nghiệm. Đối với các xét nghiệm cần tìm amíp và trùng roi cần gửi đi xét nghiệm ngay và bảo quản ở nhiệt độ 37oC, bằng cách quấn bên ngoài ống nghiệm một miếng gạc ấm hay có thể kẹp vào nách nhân viên y tế.
+ Đối với trứng hoặc bào nang nếu phòng xét nghiệm ở xa, cần phải bảo quản cho khỏi hư hỏng: cho vào lọ phân một lượng tương đương formol 5% để cốđịnh lại.
- Lọđựng phân phải dán tên bệnh nhân. Phiếu gửi ghi rõ tên, tuổi, căn bệnh, những yêu cầu về xét nghiệm. Nếu có uống thuốc gì cũng phải ghi rõ.