Nhiệt kế có bầu thon dài dùng để đo ở miệng hay ở nách; b) Nhiệt kế có bầu ngắn và tròn dùng cho mọi vị trí đo;

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 29 - 33)

b) Nhiệt kế có bầu ngắn và tròn dùng cho mọi vị trí đo; c) Nhiệt kế dùng đểđo ở hậu môn.

5.2.1.2. Các loại nhiệt kế khác (hình 2.4): Ngoài nhiệt kế thuỷ ngân, còn có các loại nhiệt kếđiệntử, nhiệt kế dùng vạch màu huỳnh quang... tử, nhiệt kế dùng vạch màu huỳnh quang...

Hình 2.4. Các loại nhiệt kế

(Nhiệt kếđo ở tai, nhiệt kếđiện tử, nhiệt kếđo ở trán)

5.2.2. Đo nhiệt độ ở nách

Là phương pháp thường được sử dụng nhất.

Các bước tiến hành kỹ thuật đo nhiệt độở nách với nhiệt kế thuỷ ngân:

- Rửa tay, giải thích cho bệnh nhân yên tâm, kiểm tra xem có đúng bệnh nhân không (số giường, tên, số phòng).

- Lấy nhiệt kế ra khỏi cốc đựng, lau khô nếu để trong dung dịch sát khuẩn. - Kiểm tra mức thủy ngân trong nhiệt kế, bảo đảm < 35oC hay < 95oF. - Lau khô hố nách cho bệnh nhân rồi đặt nhiệt kế giữa hỏm nách. - Bảo bệnh nhân để tay bắt chéo qua ngực để giữ nhiệt kế.

- Để nhiệt kế trong thời gian 5 - 10 phút.

- Lấy nhiệt kế ra để nhiệt kếở ngang mắt, đọc kết quả.

- Sau khi đọc kết quả xong, vẩy nhẹ nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống, đặt nhiệt kế vào cốc, rửa tay.

- Ghi kết quả theo dõi vào sổ và bảng theo dõi dấu hiệu sống. Báo cáo kết quả cho điều dưỡng trưởng và bác sĩđiều trị khi có bất thường.

5.2.3. Kỹ thuật đo nhiệt độ ở miệng

Dùng được cho tất cả người lớn, trừ các trường hợp sau: bệnh nhân hôn mê, lú lẫn, trẻ nhỏ, người dễ bị động kinh, bệnh nhân đang thở ôxy, có đặt ống xông dạ dày liên tục hoặc bị bệnh lý ở mũi, miệng, họng.

Các bước chuẩn bị cho bệnh nhân, dụng cụ và đọc kết quả tương tự nhưđo nhiệt độở nách.

- Bệnh nhân nằm nghiêng, bộc lộ mông, đắp vải phủ hoặc chăn cho bệnh nhân. - Mang găng sạch. Bôi trơn đầu nhiệt kế.

- Đưa nhiệt kế vào hậu môn khoảng 2,5 - 3,5cm tuỳ theo tuổi bệnh nhân. - Không cố gắng ấn mạnh hoặc ấn vào trong phân, giữ nhiệt kế từ 3 - 5 phút. - Lấy nhiệt kế ra, lau sạch, đọc kết quả, rửa nhiệt kế, rửa tay.

- Ghi kết quả theo dõi vào sổ và bảng theo dõi dấu hiệu sống. Báo cáo kết quả cho điều dưỡng trưởng và bác sĩđiều trị khi có bất thường.

5.2.5. Đánh giá

Các rối loạn thân nhiệt: là hậu quả của sự mất cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt, dẫn đến hai hiện tượng: tăng thân nhiệt và giảm thân nhiệt.

5.2.5.1. Giảm thân nhiệt: là rối loạn quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt dẫn đến quá trình thải nhiệtnhiều hơn quá trình sinh nhiệt, làm cho thân nhiệt giảm. Có ba loại giảm thân nhiệt: nhiều hơn quá trình sinh nhiệt, làm cho thân nhiệt giảm. Có ba loại giảm thân nhiệt:

- Giảm thân nhiệt sinh lý: hiện tượng ngủđông. - Giảm thân nhiệt nhân tạo.

- Giảm thân nhiệt bệnh lý: do nhiệt độ của môi trường thấp hay trạng thái bệnh lý của cơ thể. Trên lâm sàng gọi là giảm thân nhiệt khi nhiệt độ cơ thể xuống dưới 36oC đo ở trực tràng.

Các nguyên nhân làm giảm thân nhiệt: do bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như: xơ gan, đái đường, suy dinh dưỡng...; giảm thân nhiệt do tăng thải nhiệt: do nhiệt độ của môi trường bên ngoài xuống thấp gây nên sự chênh lệch nhiệt độ quá khả năng sản xuất nhiệt của cơ thể gọi là nhiễm lạnh.

Các điều kiện làm giảm thân nhiệt: thời gian chịu lạnh dài hay ngắn, độẩm và tốc độ của không khí chuyển động, điều kiện sinh hoạt: ăn uống, áo quần đầy đủ tạo điều kiện tốt cho khả năng chống lạnh. Tác dụng của rượu và một số hóa chất, dược phẩm, làm giãn mạch ngoại biên đồng thời làm mất phản xạ co mạch khi gặp lạnh, đặc biệt là khi say rượu. Một số loại thuốc ngủ cũng có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, gây rối loạn chuyển hóa do đó làm giảm thân nhiệt.

5.2.5.2. Tăng thân nhiệt: là tình trạng cơ thể tích lũy nhiệt, do hạn chế quá trình thải nhiệt vào môitrường hoặc do sinh nhiệt tăng, có khi phối hợp cả hai. Có hai loại tăng thân nhiệt: trường hoặc do sinh nhiệt tăng, có khi phối hợp cả hai. Có hai loại tăng thân nhiệt:

miệng, đặt nhiệt kếởđáy lưỡi, bên trái hoặc bên phải của hãm lưỡi (hình 2.5), hướng dẫn bệnh nhân ngậm chặt môi quanh nhiệt kế. Để trong vòng 5 - 10 phút.

5.2.4. Đo nhiệt độ ở trực tràng

Chỉ đo trong trường hợp đặc biệt, bệnh nhân bị lú lẫn, hôn mê, trẻ em.

Nhiễm nóng: say nóng, say nắng do môi trường có nhiệt độ quá cao, làm hạn chế quá trình thải nhiệt.

Sốt: là tình trạng tăng thân nhiệt do rối loạn trung tâm điều hòa nhiệt, trước tác dụng của các yếu tố có hại, hay gặp nhất là do nhiễm khuẩn, được xem như là một phản ứng thích nghi toàn thân của động vật máu nóng và người.

- Nguyên nhân gây sốt:

+ Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, đa số các bệnh nhiễm khuẩn và virus đều có sốt. Tuy nhiên có một số ngoại lệ như bệnh tả gây hạ thân nhiệt hoặc thân nhiệt bình thường trong lỵ amib.

+ Sốt không do nhiễm khuẩn:

 Do prôtêin lạ có hai loại: Ngoại sinh ít gặp; Nội sinh do các sản phẩm phân hủy protid của cơ thể trong xuất huyết nội, hoại tử tổ chức bỏng, chấn thương...

 Do muối: khi tiêm vào cơ thể muối ưu trương, nhất là dưới da hoặc tiêm bắp có thể gây ra sốt. Giải thích là do muối làm hoại tử tổ chức sinh ra các protid lạ khác.

 Sốt do tác dụng của thuốc: các chất như cafein hoặc pheramin có thể kích thích trung tâm điều nhiệt làm hạn chế quá trình thải nhiệt.

 Sốt do thần kinh: khi có tổn thương hệ thần kinh như u não, chảy máu não, loạn thần kinh.

 Sốt còn do phản xạ đau đớn, khi bộ phận nhận cảm bị kích thích như thông tiểu, cơn đau quặn thận...

- Phân loại sốt: dựa vào cường độ chia thành: + Sốt nhẹ: từ 37,5oC - 38oC

+ Sốt vừa: từ 38oC - 39oC

+ Sốt cao khi nhiệt độ cơ thể từ 39oC - 40oC + Sốt quá cao khi nhiệt độ cơ thể trên 40oC - Dựa theo đường biểu diễn nhiệt độ chia thành:

+ Sốt liên tục: nhiệt độ luôn giữ một mức cao trong một thời gian, nhiệt độ sáng chiều thay đổi không vượt quá 10C. Thường gặp trong sốt viêm phổi, sốt phát ban...

+ Sốt dao động: nhiệt độ thay đổi trong ngày, sự chênh lệch nhiệt độ sáng chiều vượt quá 1oC, gặp trong nhiễm khuẩn huyết, lao phổi, các trường hợp viêm mủ...

+ Sốt cách nhật: là hiện tượng luân phiên giữa cơn sốt và thời kỳ không sốt; thời kỳ không sốt có thể là 1 ngày hay 3 ngày, thường gặp trong sốt rét.

+ Sốt hồi quy: tương tự như sốt cách nhật nhưng thời kỳ không sốt kéo dài hơn, thường là 7 ngày. - Các giai đoạn của quá trình sốt: sốt tăng, sốt đứng, sốt lui. Trong mỗi giai đoạn biểu hiện sự thay đổi sản sinh nhiệt và thải nhiệt có khác nhau, nhưng liên tiếp tạo thành một cơn sốt thống nhất.

+ Giai đoạn sốt tăng: trong giai đoạn này quá trình sinh nhiệt tăng, thải nhiệt giảm, tỷ số giữa sinh nhiệt/thải nhiệt > 1.

Phản ứng giảm thải nhiệt là: co mạch dưới da, da tái nhợt, tư thế co quắp, không tiết mồ hôi.

+ Giai đoạn sốt đứng: quá trình sinh nhiệt vẫn cao hơn bình thường, song quá trình thải nhiệt cũng tăng. Do giãn mạch toàn thân nên da trở nên đỏ và nhiệt độ ngoại vi tăng. Một thăng bằng mới xuất hiện song ở mức cao hơn. Khi này để tạo điều kiện cho thải nhiệt có thể dùng: chườm lạnh, cho thuốc hạ nhiệt...

+ Giai đoạn sốt lui: đến giai đoạn này quá trình thải nhiệt chiếm ưu thế thông qua việc ra nhiều mồ hôi, thở sâu, thở nhanh, mạch ngoại biên giảm tạo điều kiện cho tỏa nhiệt tăng lên.

Như vậy quá trình thải nhiệt mạnh hơn quá trình sinh nhiệt, kết quả là nhiệt độ cơ thể hạ xuống, cho đến khi cân bằng ban đầu được lập lại và lúc này thân nhiệt đã trở về bình thường.

Lưu ý: trong giai đoạn này bệnh nhân có thể hạ nhiệt độđột ngột do: tiểu tiện, đại tiện nhiều, ra mồ hôi nhiều, làm mất nước dẫn đến khối lượng tuần hoàn giảm, hậu quả là hạ huyết áp, trụy tim mạch và tử vong.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)