THEO DÕI HUYẾT ÁP 1 Các khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 33)

6.1. Các khái niệm

Huyết áp động mạch là áp lực của máu trên thành động mạch. Áp lực này là kết quả tổng hợp của:

- Sức bóp cơ tim.

- Lưu lượng máu tuần hoàn. - Sức cản ngoại vi.

Dòng máu khi vào động mạch gặp sức cản của các động mạch ngày càng nhỏ dần, nên máu không chảy hết cảđi ngay được mà tác động lên thành động mạch làm căng giãn thành động mạch. Đến thì tâm trương, không có sức đẩy của tim nữa, nhưng nhờ có tính đàn hồi, thành động mạch co lại gây áp lực đẩy máu đi.

Vì vậy thì tâm trương máu vẫn lưu thông và huyết áp vẫn tồn tại. Sự lưu thông của máu trong lòng động mạch theo hình làn sóng nên áp lực động mạch có hai trị số:

- Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): là áp lực của máu trong động mạch lên đến mức cao nhất khi tim co bóp.

- Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): là áp lực của máu ởđiểm thấp nhất khi tim giãn ra. - Sự chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và tâm trương được gọi là hiệu áp.

- Đơn vị đo huyết áp là mmHg, huyết áp thường được biểu diễn ở dạng phân số, tử số là huyết áp tâm thu, mẫu số là huyết áp tâm trương.

6.2. Chỉ số huyết áp bình thường

Tuổi Huy(huyếết áp tâm thu t áp tối đa) mmHg

Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu)

mmHg Trung bình

6.3. Những yếu tốảnh hưởng đến huyết áp

Huyết áp thường không ổn định, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp. Hiểu biết những yếu tố này giúp diễn giải chính xác hơn những chỉ số huyết áp.

- Tuổi: bình thường huyết áp thay đổi theo tuổi, ở trẻ em huyết áp thường thấp, huyết áp tăng dần ở người lớn, người già huyết áp thường cao hơn người trẻ.

- Sang chấn (stress): lo lắng, sợ, đau là những sang chấn về mặt cảm xúc kích thích hệ giao cảm làm tăng huyết áp.

- Chủng tộc: chỉ số tăng huyết áp ở người Châu Phi, Châu Mỹ cao hơn người Châu Âu. Tỷ lệ chết liên quan đến tăng huyết áp cũng cao hơn.

- Thuốc: thuốc co mạch làm tăng huyết áp, thuốc giãn mạch làm hạ huyết áp; thuốc giảm đau gây ngủ làm hạ huyết áp.

- Thay đổi ngày đêm: huyết áp thấp nhất vào sáng sớm, tăng dần trong ngày, cao nhất vào cuối buổi chiều hoặc tối.

- Giới tính: không có sự khác nhau đáng kể về huyết áp giữa hai giới. - Vận động: vận động có thể làm tăng huyết áp tức thời.

6.4. Kỹ thuật đo huyết áp

6.4.1. Nguyên lý

Đo huyết áp là làm mất những nhịp đập của một động mạch bằng cách bơm căng một dải băng cuốn có túi hơi sau đó xả hơi dần dần đồng thời ghi những phản ứng của động mạch bằng áp kế. Huyết áp tối đa ứng với lúc máu bắt đầu đi qua trong khi xả hơi dần ở băng. Huyết áp tối thiểu tương ứng lúc máu hoàn toàn tự do lưu thông trong động mạch khi giảm sức ép hoàn toàn.

Các điểm cần lưu ý:

Vị trí đo: thường đo ở động mạch cánh tay. Trường hợp cần thiết hoặc khó khăn hoặc do chỉ định của bác sĩ có thểđo ởđộng mạch khoeo chân (khi đo phải ghi cả vị trí đo). Định đo ở vị trí nào thì phải tìm động mạch ởđó trước.

Không được dừng lại giữa chừng rồi bơm hơi tiếp vì làm như vậy kết quả sẽ không chính xác. Khi xả hơi đểđo huyết áp tối đa và tối thiểu thì phải xả liên tục cho đến khi cột thuỷ ngân hạ xuống số 0. Khi thấy trị số huyết áp không bình thường phải báo cáo ngay cho bác sĩ.

6.4.2. Dụng cụ Trẻ nhỏ 65 - 115 42 - 80 90/61 Trẻ nhỏ 65 - 115 42 - 80 90/61 3 tuổi 76 - 122 46 - 84 99/65 6 tuổi 85 - 115 48 - 64 100/56 10 tuổi 93 - 125 46 - 68 109/58 14 tuổi 99 - 137 51 - 71 118/61 Người lớn 100 - 140 60 - 90 120/80 Người già 100 - 160 60 - 90 130/80

Huyết áp được đo bằng một dụng cụ gọi là huyết áp kế và ống nghe tim phổi.

6.4.2.1. Huyết áp kế

Huyết áp kế gồm một dải băng quấn. Đầu dải băng cuốn này có khóa cài để cố định sau khi cuốn vào nơi đểđo huyết áp. Bên trong của dải băng quấn có một túi hơi. Để đo huyết áp chính xác cần phải sử dụng đúng cỡ túi hơi cho từng bệnh nhân. Chọn kích thước của dải băng quấn phụ thuộc vào chu vi của chi dùng để đo huyết áp. Chiều rộng của dải băng quấn nên bằng 40% của chu vi chi được dùng để đo huyết áp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Túi hơi phải bao phủđược 2/3 chi đo huyết áp đối với người lớn. Túi hơi có hai ống cao su, một ống nối với bóng cao su để bơm khí vào túi hơi. Ởđầu của bóng cao su có một van. Khi vặn van này ngược chiều kim đồng hồ là để xả khí từ túi hơi ra. Khi vặn van này cùng chiều kim đồng hồ là để bơm khí vào túi hơi và giữ khí lại ởđó. Ống cao su kia nối với áp lực kế đồng hồ hoặc là áp lực kế thuỷ ngân hoặc loại bằng điện tử (hình 2.6).

Hình 2.6. Cấu tạo huyết áp kế

Các loại huyết áp kế:

- Huyết áp kế thuỷ ngân: chính xác nhưng cồng kềnh. - Huyết áp kếđồng hồ: tiện sử dụng nhưng kém chính xác.

- Huyết áp kế điện tử: loại này không cần sử dụng ống nghe để nghe những âm thanh của áp lực. Bơm khí vào rồi xả khí ra khỏi túi hơi (tựđộng) thì máy sẽ tựđo lượng huyết áp và đưa kết quả huyết áp tâm thu và tâm trương lên màn hình.

6.4.2.2. Ống nghe

Ống nghe là dụng cụđể nghe tim và đo huyết áp. Ống nghe có 5 bộ phận chính: tai nghe, gọng, ống nghe cao su, loa nghe, màng nghe (hình 2.7).

Tai nghe phải vừa khít và tạo cảm giác thoải mái cho người nghe, phù hợp với cấu trúc của ống tai, hướng về phía mặt thì mới bảo đảm nghe tốt. Gọng tai nghe có hình dạng cong và đủ cứng để bảo đảm tai nghe vừa vững chắc nhưng vẫn thoải mái.

Bộ phận ống nghe có mục đích giảm sự truyền sóng âm, ống này làm bằng polyvinyl phải có độ mềm dẻo và dài khoảng 30 - 40cm. Ống có thành dày và độ cứng vừa phải để giảm sự truyền các tiếng ồn và không bị vặn xoắn dẫn đến việc làm méo mó các sóng âm. Ống nghe có thể một ống hay hai ống. Hai ống thì tăng độ trong của sóng âm bằng cách hạn chế sựđổi hướng của sóng âm trước khi đến được tai nghe.

Hình 2.7. Cấu tạo của ống nghe

Bộ phận màng nghe có hình tròn, dẹt bọc quanh bằng một vòng chất dẻo mỏng. Nó truyền các âm cao do chuyển động vận tốc cao của không khí và máu.

Loa nghe là một bộ phận hình miệng chén thường được bao quanh bằng một vòng cao su. Vòng này giúp tránh làm cho bệnh nhân ớn lạnh, rùng mình khi tiếp xúc với kim loại. Loa nghe truyền các âm thấp do vận tốc dòng máu thấp. Nhịp tim và mạch thường dùng loa để nghe.

Cần phải đặt loa và màng nghe đúng vị trí và tạo được áp lực vừa đủđể nghe. Trước khi thực hiện thao tác trên bệnh nhân cần kiểm tra âm thanh bằng cách gõ nhẹ lên màng hoặc loa nghe. Các ống nghe gần đây có thể chỉ có một bộ phận chung cho loa và màng nghe. Với áp lực nhẹ dùng loa nghe, nếu áp lực tăng thì dùng màng nghe.

được tốt nhất. Tai nghe nên thay định kỳ. Loa và màng nghe cần được lau chùi bụi, xơ và mồ hôi cơ thể. Tránh quấn ống nghe quanh cổ và tiếp xúc với da. Lau ống bằng xà phòng nhẹ và nước, không nên lau bằng cồn vì cồn làm giòn và vỡống.

6.4.3. Tiến hành

Thường sử dụng phương pháp đo huyết áp ởđộng mạch cánh tay trái, nếu điều kiện không cho phép hoặc có bất thường cần kiểm tra lại thì đo ở bên phải hoặc ở chân.

6.4.3.1. Chuẩn bị bệnh nhân

- Bệnh nhân ở tư thế phù hợp, thoải mái. Nếu tình trạng bệnh nhân cho phép có thể sử dụng tư thế ngồi, đặt tay đo huyết áp hơi co, cánh tay bệnh nhân ở ngang vị trí mỏm tim, lòng bàn tay ngửa.

- Nếu bệnh nhân không ngồi được thì để bệnh nhân nằm, tay ở ngay vị trí của tim, dạng ra ngoài, lòng bàn tay ngửa.

- Nếu đo ở chân thì bệnh nhân nằm sấp.

6.4.3.2. Các bước tiến hành

- Kiểm tra các dụng cụđo huyết áp trước khi đem đến bên giường bệnh nhân. - Xác định đúng bệnh nhân cần đo, giải thích và đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái.

- Khoá van và bóp bóng bơm khí vào túi hơi cho đến khi không nghe thấy tiếng đập, tiếp tục bơm thêm 30mmHg. Đối với người bình thường áp lực bơm này khoảng 160mmHg. Không nên bơm quá 200mmHg cho mỗi lần đo trừ khi bệnh nhân tăng huyết áp ác tính.

- Mở van từ từđể xả hơi sao cho áp lực hạ dần với tốc độ 2 - 3mmHg/giây, vừa chú ý nghe tiếng đập của mạch vừa quan sát mặt kính đồng hồ hoặc cột thủy ngân.

- Trị số huyết áp tối đa tương ứng với tiếng đập đầu tiên sau khoảng thời gian im lặng. Trị số huyết áp tối thiểu tương ứng khi nghe tiếng đập cuối cùng hoặc tiếng thay đổi âm sắc.

- Xả hết khí trong túi hơi ra sau khi đã xác định huyết áp tối thiểu, có thể mở van nhiều hơn để khí xả ra nhanh. Tháo băng cuốn tay, cuốn lại cho gọn. Giúp bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái và thu dọn

- Bộc lộ vùng cần đo huyết áp đủ rộng để có thể tiến hành các thao tác.

- Đặt phần giữa túi hơi ngay trên đường đi của động mạch cách nếp khuỷu hoặc nếp gấp gối từ 2 - 3cm. Cuốn dải băng nhẹ nhàng nhưng đủ chặt vào chi rồi cố định lại. Nếu dùng huyết áp kế đồng hồ thì sau khi cuốn dải băng xong, mắc đồng hồ vào băng cuốn sao cho có thể nhìn thấy dễ dàng hoặc có thể đặt đồng hồ trên một mặt phẳng ở một vị trí có thể nhìn rõ bằng mắt.

- Sờ mạch để xác định ví trí động mạch cánh tay hoặc động mạch khoeo.

- Mắc ống nghe vào tai, đặt ống nghe lên trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng cụ.

- Ghi chép và báo cáo kết quả: ghi chép vào bảng sổ theo dõi dấu hiệu sinh tồn. - Cách ghi kết quả huyết áp vào bảng theo dõi:

+ Kết quả huyết áp có thểđược ghi vào bảng dưới hình thức phân số (ví dụ: 120/70mmHg) và hình thức biểu diễn dưới dạng biểu đồ.

+ Vì kết quả huyết áp gồm hai trị số nên khi biểu diễn huyết áp trên biểu đồ người ta thường dùng ký hiệu: đầu mũi tên xuống biểu thị huyết áp tối đa, đầu mũi tên lên biểu thị huyết áp tối thiểu.

+ Sau mỗi lần đánh dấu biểu thị kết quảđo, phải dùng thước để kẻđường nối giữa huyết áp tối đa lần này với huyết áp tối đa lần trước, huyết áp tối thiểu lần này với huyết áp tối thiểu lần trước, để tiện việc theo dõi sự diễn biến của huyết áp, đảm bảo sạch đẹp và rõ ràng.

Lưu ý: Đối với trường hợp đo huyết áp lần đầu tiên, nên sử dụng phương pháp bắt mạch để ước lượng huyết áp tâm thu trước khi dùng ống nghe.

- Sau khi cuốn dải băng vào tay bệnh nhân, điều dưỡng viên một tay bắt mạch quay, một tay bơm bóng lên cho đến khi không nghe thấy mạch nữa, sau đó bơm thêm 30mmHg rồi xả hơi xuống từ từ với vận tốc 2 - 3mmHg/giây. Huyết áp tâm thu tương ứng với tiếng đập đầu tiên trở lại của mạch.

- Sau đó mắc ống nghe vào tai và tiến hành các bước kỹ thuật trên với áp lực bơm vào trên mức huyết áp tâm thu vừa đo được 30mmHg.

6.4.4. Đánh giá

- Tăng huyết áp: khi huyết áp tối đa > 140mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu > 90mmHg ở cả 2 lần đo liên tiếp (theo tiêu chuẩn của JNC VII).

- Hạ huyết áp: khi huyết áp tối đa < 90mmHg.

- Hạ huyết áp tư thế: huyết áp tối đa giảm 25mmHg, huyết áp tối thiểu giảm 10mmHg kèm theo những dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu não khi thay đổi tư thế.

- Huyết áp tối đa ở tay lớn hơn ở chân là bất thường.

- Hiệu số huyết áp giảm là bất thường, hiệu số huyết áp < 20mmHg gọi là huyết áp kẹt.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 33)