4.1. Đại cương
Tràn dịch màng tim là một hiện tượng tăng dịch tiết của màng tim, khi dịch tiết nhiều sẽ gây chèn ép tim, do nước màng tim bao bọc phía ngoài làm tim không dãn ra được trong thì tâm trương.
Màng ngoài tim hay ngoại tâm mạc bao gồm hai lá: lá thành và lá tạng, bình thường giữa hai lá là một khoang ảo, nhưng khi bị viêm hay nhiễm khuẩn... nó sẽ có dịch, mủ hay máu, có thể có đến hàng lít dịch.
Chọc hút màng tim là một thủ thuật dùng kim để hút dịch với mục đích: - Chẩn đoán nguyên nhân gây tràn dịch.
- Điều trị: tháo dịch khi tim bị chèn ép nhiều hoặc súc rửa màng tim.
4.2. Các vị trí chọc dò màng tim
Nhiều vị trí có thể tiến hành chọc dò khi bị tràn dịch màng tim: nhưở khoảng gian sườn II cách bờ ức trái và bờ ức phải chừng 1cm. Khoảng liên sườn V sát bờ ức phải, trên đường trung đòn trái hoặc đường dưới mũi ức. Tuy nhiên, hai đường sau thường được sử dụng vì an toàn và dễ tiến hành:
Đường Dieulafoy: nằm ở khoảng liên sườn V cách bờ trái xương ức khoảng 4 đến 5cm. + Chọc kim thẳng góc 90o sát bờ trên xương xườn dưới.
+ Chọc sâu khoảng 3cm thì tới khoang màng tim.
Đường Marfan (đường dưới mũi ức): chọc kim ở dưới mũi ức khoảng 0,5cm, thẳng góc với thành bụng, khi kim đã qua thành bụng thì hạđốc kim xuống lập với thành bụng một góc khoảng 15o, tiếp tục đẩy kim lên trên sát phía sau xương ức hơi chếch trái, khi kim đã vào khoảng 4 đến 5cm thì sẽ tới khoang màng tim.
4.3. Tư thế bệnh nhân
- Đầu giường được kê cao lên so với mặt giường một góc khoảng 30o.
- Để bệnh nhân nằm ngửa theo tư thế nửa nằm nửa ngồi, bệnh nhân phải được trấn an và kiểm tra đầy đủ các dấu hiệu sinh tồn trước khi chọc.
4.4. Kỹ thuật trợ giúp thầy thuốc chọc dò màng tim
4.4.1. Chuẩn bị dụng cụ
4.4.1.1. Dụng cụ vô khuẩn
có nòng thông.
2. Một bơm tiêm 20ml (nếu chọc dò) hoặc 50ml (nếu chọc hút).
3. Một đoạn ống cao su hoặc polyten dài khoảng 10cm nối đầu Ambu của bơm tiêm với đốc kim chọc tháo, có khoá kẹp hoặc khoá chữ T đểđóng mở khi hút.
4. Một kim chọc dò dài 5 - 7cm.
5. Một khăn có lỗ, một khăn chữ nhật (trải và phủ khay chữ nhật). 6. Một khay chữ nhật, một cốc đựng bông, gạc để sát khuẩn vị trí chọc. 7. Một kẹp Kocher không mấu, một kẹp Kocher có mấu.
8. Các ống nghiệm.
9. Một đôi găng, hai miếng gạc vô khuẩn để phủ lên chỗ chọc sau khi bác sĩ rút kim.
4.4.1.2. Dụng cụ khác
1. Cồn Iod, cồn 70o, nước cất, Povidin, Betadin. 2. Thuốc gây tê.
3. Khay quảđậu.
4. Một tấm vải nylon, chậu đựng chất thải. 5. Kéo, băng dính.
6. Giá đựng ống nghiệm, hộp thuốc cấp cứu. 7. Ống nghe, huyết áp, đồng hồ có kim giây. 8. Hồ sơ bệnh án.
4.4.2. Kỹ thuật tiến hành
1. Cho bệnh nhân nằm ngửa, nâng đầu giường lên một góc 30o, lấy dấu hiệu sinh tồn, ghi kết quả vào hồ sơ.
2. Điều dưỡng rửa tay, sát khuẩn tay mình rồi giúp bác sĩ sát khuẩn tay bằng cồn 70o.
3. Bộc lộ vùng định chọc và sát khuẩn theo phương pháp ly tâm, lần đầu bằng cồn Iod hoặc Betadin. Lần thứ hai bằng cồn 70o.
4. Giúp bác sĩ mang găng, trải khăn vô khuẩn có lỗđể lộ vùng chọc. 5. Đưa bơm tiêm, kim tiêm gây tê cho bác sĩ.
6. Chuẩn bị thuốc tê, giúp bác sĩ hút thuốc tê.
7. Khi bác sĩ gây tê, thăm dò vùng chọc, điều dưỡng phải theo dõi sắc mặt, mạch của bệnh nhân, động viên bệnh nhân.
8. Khi bác sĩ chọc kim vào đúng vị trí, bác sĩ rút nòng thông kim ra, điều dưỡng một tay nhanh chóng đưa ống vô khuẩn đựng kim để bác sĩđưa nòng thông vào. Một tay hứng dịch làm xét nghiệm.
vô khuẩn và băng lại. Nếu dùng catheter điều dưỡng đưa kim và chỉ cho bác sĩ khâu da cố định catheter.
10. Cho bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái, dễ chịu. 11. Thu dọn dụng cụ, gửi bệnh phẩm đi xét nghiệm.
12. Theo dõi sắc mặt, mạch, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân 30 phút/1 lần trong 2 giờđầu, sau đó 3 giờ một lần trong 24 giờ.
4.5. Tai biến chọc dò màng tim
Chọc dò màng tim là một thủ thuật phức tạp, đòi hỏi người chọc có kinh nghiệm và có kiến thức về chuyên môn cao, tuy nhiên quá trình chọc dò cũng có thể xảy ra các biến chứng sau:
- Ngất: do phản xạ chọc kim, do đau, sợ hãi hay do tác dụng của thuốc tê. - Chảy máu: do chọc vào mạch máu hay chọc quá sâu vào cơ tim.
- Nhiễm khuẩn: do thao tác kỹ thuật không tốt.
LƯỢNG GIÁ