Lấy máu mao mạch

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 114 - 115)

4. Trình bày kỹ thuật rửa và thay băng vết thương nhiễm khuẩn.

2.2.1.1. Lấy máu mao mạch

Thường là các xét nghiệm đòi hỏi lấy máu với số lượng ít dưới 0,5ml. Trong những trường hợp bệnh nhân có sốt cao, rét run hay có hiện tượng shock thì phải lấy máu tĩnh mạch.

Vị trí lấy máu: ở dái tai hay đầu ngón tay. Kỹ thuật:

- Vuốt nhẹ nhàng ngón tay thứ 4 cho máu dồn ra đầu ngón tay nếu lấy máu ở ngón tay. - Sát khuẩn dái tai, hoặc đầu ngón tay định lấy máu bằng cồn 90o.

- Dùng kim vô trùng chích đủ sâu khoảng 2mm để máu tự chảy ra.

- Cầm lam kính bằng ngón cái và ngón trỏ, áp nhẹ lam kính vào vị trí vừa chích máu. Để máu dính vào lam kính thành một giọt tròn đường kính khoảng 5mm. Lấy hai giọt máu như vậy gần bên cạnh nhau, khoảng 1/3 ngoài của lam kính để làm một giọt đặc và một giọt dải (hình 11.1).

Hình 11.1. Kỹ thuật làm giọt đặc và giọt dải

a) Kỹ thuật làm giọt đặc

Dùng một góc của lamen đặt vào giữa giọt máu và khuấy đều, thành những đường tròn đồng tâm từ trong ra ngoài và rộng dần, sao cho diện tích của giọt này rộng gấp rưỡi hay gấp đôi so với giọt máu ban đầu và nhẹ nhành lấy lamen ra khỏi giọt máu.

b) Kỹ thuật làm giọt dải

Dùng bề rộng của lamen đặt vào giọt thứ hai sao cho góc hợp bởi lamen và lam kính là 30o, day nhẹ lam kính cho giọt máu loang ra dọc lam kính để giọt máu được dàn mỏng, đều và nhẹ nhàng kéo lamen dọc theo lam kính. Sau khi làm xong giọt dải thì đuôi vát như hình đầu lưỡi không có vệt ngang dọc hay

đứt đoạn.

Để lam kính khô rồi cốđịnh phần giọt dải bằng cồn 90o và giọt đặc thì để nguyên.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)