4. Trình bày kỹ thuật rửa và thay băng vết thương nhiễm khuẩn.
2.2.1.2. Lấy máu tĩnh mạch
- Các xét nghiệm đòi hỏi lấy số lượng máu nhiều hơn 0,5ml. Các xét nghiệm sinh hóa thường phải lấy máu nhiều hơn.
- Thường lấy máu vào buổi sáng sớm khi bệnh nhân mới ngủ dậy, chưa ăn uống gì để kết quảđược chính xác, hoặc lấy máu theo yêu cầu trực tiếp của từng xét nghiệm.
- Trong trường hợp bệnh nhân đang truyền tĩnh mạch, thì bất đắc dĩ lắm mới lấy máu qua dây truyền, nhưng cần bỏđi từ 10 đến 15ml máu ban đầu.
- Đối với những bệnh nhân cần lấy máu nhiều lần, cách nhau hàng giờ thì có thể lưu kim tại chỗđể tránh chích kim nhiều lần, nhưng phải cho một ít chất chống đông để kim khỏi bị tắc.
- Tùy theo yêu cầu của mỗi loại xét nghiệm mà lấy máu toàn phần hay huyết thanh và có chất chống đông hay không?
- Kỹ thuật lấy máu:
+ Cho bệnh nhân nằm thoải mái trên giường, nếu trẻ nhỏ phải có người giữ. + Chọn vị trí tĩnh mạch định lấy máu, thường là vùng tĩnh mạch khuỷu tay. + Lắp kim vào bơm tiêm và kiểm tra xem kim có thông không?
+ Buộc dây garô trên vị trí khuỷu tay khoảng 5cm.
+ Sát khuẩn vùng da định lấy máu. Chích kim vào tĩnh mạch và rút nhẹ nhàng cho máu vào bơm tiêm với số lượng máu theo yêu cầu của từng xét nghiệm.
+ Sau khi lấy đủ số lượng máu theo yêu cầu thì tháo dây garô, rút kim ra, ấn nhẹ bông nơi tiêm, yêu cầu bệnh nhân gấp tay lại.
+ Tháo kim tiêm ra khỏi bơm tiêm và từ từ cho máu vào ống nghiệm. Khi cho máu vào ống nghiệm nên để ống nghiệm nghiêng một góc 450 và cho máu chảy dọc theo thành ống nghiệm xuống, nhằm tránh vỡ hồng cầu, tránh sủi bọt. Sau đó nút ống nghiệm lại và gửi đi xét nghiệm. Nếu ống nghiệm có chất chống đông thì cần lắc nhẹ cho máu trộn đều.
Chú ý: Khi cùng một lúc lấy máu cho nhiều loại xét nghiệm, không được lấy máu vào một ống nghiệm rồi san sẻ cho các ống khác, làm như vậy có thể làm sai lệch kết quả vì mỗi ống có thể có chất chống đông khác nhau.