Trước khi mổ u xơ tiền liệt tuyến, người ta thường đặt xông tiểu.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 69 - 74)

Bài 6 Bài 6

THỤT THÁO

1. MỤC ĐÍCH

Thụt tháo là phương pháp cho nước qua trực tràng vào đại tràng nhằm làm mềm lỏng những cục phân cứng và làm thành ruột nở rộng, thành ruột được kích thích sẽ co lại đẩy phân, nước và hơi ra ngoài, sử dụng trong trường hợp người bệnh không đại tiện được và để làm sạch khung đại tràng.

2. CHỈĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈĐỊNH 2.1. Chỉđịnh 2.1. Chỉđịnh

Trong những trường hợp:

- Bệnh nhân bị táo bón lâu ngày.

- Trước khi phẫu thuật ổ bụng, đặc biệt là phẫu thuật đại tràng.

- Trước khi thụt chất cản quang vào đại tràng để chụp khung đại tràng. - Trước khi sinh.

- Trước khi soi trực tràng...

2.2. Chống chỉđịnh Trong những trường hợp: Trong những trường hợp: - Bệnh thương hàn. - Viêm ruột. - Tắc ruột, xoắn ruột. - Tổn thương hậu môn, trực tràng... 3. KỸ THUẬT THỤT THÁO 3.1. Chuẩn bị bệnh nhân MỤC TIÊU

1. Trình bày được mục đích của thụt tháo.

2. Trình bày được chỉđịnh và chống chỉđịnh của thụt tháo. 3. Trình bày được kỹ thuật thụt tháo.

- Làm công tác tư tưởng cho bệnh nhân.

- Động viên bệnh nhân yên tâm và cộng tác trong khi làm thủ thuật. - Giải thích cho bệnh nhân biết cảm giác khi thụt.

- Dặn bệnh nhân cố gắng nhịn đi đại tiện sau khi thụt 10 phút.

3.2. Chuẩn bị dụng cụ

Phải rửa tay trước khi chuẩn bị.

3.2.1. Dụng cụ đã được khử khuẩn

- Canul có khoá.

- Ống thông nelaton để thụt cho trẻ em.

3.2.2. Dụng cụ sạch

- Nước thụt: Nước muối sinh lý hoặc nước sôi để nguội khoảng 37oC. Lượng nước tuỳ theo chỉđịnh. Người lớn bình thường từ 500 - 1.000ml, không quá 1.500ml. Trẻ em từ 200 - 500ml tuỳ theo tuổi. Trường hợp đặc biệt theo chỉđịnh của bác sĩ.

- Bốc sạch đựng nước thụt có chia vạch, có ống cao su dài 1,2 - 1,5m nối với bốc (hình 6.1). - Khay chữ nhật.

- Dầu nhờn vaselin. - Gạc miếng. - Găng tay.

- Ống đựng kẹp kocher. - Nylon, vải che bệnh nhân. - Cọc treo bốc.

- Ca múc nước. - Bô dẹt hoặc bô tròn. - Khay quảđậu. - Giấy vệ sinh.

Hình 6.1. Bốc sạch đựng nước thụt, canul, ống cao su nối canul với bốc

3.3. Kỹ thuật tiến hành (hình 6.2)

Hình 6.2. Kỹ thuật tiến hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đưa dụng cụđến nơi làm thủ thuật.

- Giải thích cho bệnh nhân biết cảm giác khi thụt và cố gắng chịu đựng. - Cởi quần giúp người bệnh (nếu người bệnh không tự làm được).

- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng bên trái, đầu gối bên phải co lại, trường hợp bệnh nhân bị liệt thì cho nằm ngửa.

- Lót nylon dưới vùng mông của bệnh nhân.

- Đổ nước vào bốc. Kiểm tra lại nước bằng cách cho nước chảy qua mu bàn tay, không được dùng nước lạnh quá hoặc nóng quá.

- Treo bốc lên cọc cách mặt giường 50 - 80cm.

- Chú ý: Không treo cao quá, nước chảy vào với áp lực mạnh làm kích thích nhu động ruột mạnh đẩy nước ra nhanh không vào sâu trong ruột được, ảnh hưởng tới kết quả thụt và làm bệnh nhân khó chịu.

- Điều dưỡng mang găng tay vào.

- Lắp canul hoặc ống thông vào ống cao su, lắp ống cao su nối với vòi bốc. - Kiểm tra lại vòi thụt.

- Cho nước chảy qua ống đểđuổi hết không khí. - Bôi dầu trơn vào đầu canul hoặc ống thông.

- Một tay vạch mông để lộ hậu môn bệnh nhân, một tay cầm ống thông đưa nhẹ vào hậu môn chừng 2 - 3cm, đưa chếch về phía trước bụng hướng hậu môn - rốn, rồi đưa vòi ra phía sau đưa vào khoảng 7,5 - 10cm đưa nhẹ nhàng để giảm đến mức tối thiểu sự co thắt của thành ruột và tránh gây thương tổn thành ruột. Trong trường hợp dùng canul, khi đưa vào hậu môn thì đưa canul vào sâu 2/3 theo hướng hậu môn - rốn.

- Chú ý: Khi đưa canul vào bảo bệnh nhân thở sâu và chậm.

- Mở khóa cho nước chảy từ từ, một tay giữ canul hoặc ống thông để khỏi bị bật ra ngoài.

- Kiểm tra xem nước có vào đại tràng không bằng cách quan sát mức nước trong bốc hoặc hỏi bệnh nhân xem họ có cảm giác thấy nước chảy vào ruột không? Nếu mức nước vẫn giữ nguyên thì phải treo bốc cao hơn hoặc rút canul ra một chút nước sẽ chảy.

- Trong khi thụt nếu bệnh nhân kêu đau bụng, khó chịu, mót rặn muốn đi ngoài thì phải khóa canul lại để bệnh nhân nghỉ một lát, khi các dấu hiệu trên hết thì lại tiếp tục thụt với áp lực thấp.

- Khi nước trong bốc gần hết thì khóa canul lại, nhẹ nhàng rút ra, dùng giấy bọc lấy canul bỏ vào khay quảđậu hoặc lau qua rồi bỏ vào bình có chứa dung dịch sát khuẩn. Nếu canul không được khóa lại sau khi tất cả lượng nước đi vào hết thì không khí sẽđi vào đại tràng gây nên sự khó chịu.

- Cho bệnh nhân nằm ngửa lại và dặn bệnh nhân cố gắng nhịn đi đại tiện trong 10 phút.

- Đặt bô dẹt dưới mông để người bệnh đi đại tiện (nếu nặng) hoặc giúp bệnh nhân đi ra nhà vệ sinh. - Khi bệnh nhân đi đại tiện xong hướng dẫn bệnh nhân lau chùi sạch sẽ bằng nước ấm và xà phòng. - Nếu ga trải giường bịướt thì phải thay ga mới, giúp người bệnh nằm lại tư thế thoải mái.

- Xem xét kỹ lưỡng tính chất của phân và dịch thải ra, xem có máu, mủ, chất nhầy, giun kèm theo không?

- Cởi găng ra và cho vào thùng bẩn. - Rửa tay sạch sẽ.

3.4. Thu dọn dụng cụ

- Để các dụng cụ sạch vào chỗ quy định.

LƯỢNG GIÁ

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 69 - 74)