- Sát khuẩn nút chai, đâm kim thông khí (nếu có) vào chai dịch, treo chai dịch truyền lên.
- Đâm đầu nhọn của bầu dây chuyền vào chai dịch và chỉnh khoá để cho dịch vào bầu nhỏ giọt, ngập khoảng 1/2 - 2/3 bầu. Cho dịch chảy xuống đoạn dây truyền còn lại để tống hết khí ra ngoài, khoá dây truyền và đậy bao kim lại.
- Buộc dây garô cách vị trí truyền chừng 3 - 5cm (hình 4.1).
Hình 4.1. Phương pháp làm garô để truyền tĩnh mạch
- Sát khuẩn vùng truyền bằng cồn iod hay cồn 70o.
- Tay trái dùng ngón 1 đè vào tĩnh mạch và kéo căng tĩnh mạch ra (hình 4.2).
Hình 4.2. Tay trái dùng ngón 1 đè vào tĩnh mạch và kéo căng tĩnh mạch
- Tay phải đâm kim chếch 30o ngay trên tĩnh mạch, mặt vát ngửa lên trên.
- Khi kim đã vào tĩnh mạch thì bóp vào đoạn cao su ngay trên đốc kim, bóp và thả ra xem có máu không, nếu có tức là kim đã vào tĩnh mạch lúc đó mở garô và điều chỉnh số giọt theo chỉđịnh (hình 4.3).
Hình 4.3.Điều chỉnh số giọt theo chỉđịnh
Công thức tính số giọt: Số giọt/phút = Số ml/giờ/3.
Ví dụ: Cần truyền tĩnh mạch 100ml NaCl 9‰ trong 1 giờ. Như vậy: số giọt = 100/3 (33 giọt/phút)
- Dịch đã chảy từ chai dịch xuống bầu nhỏ giọt thì cốđịnh dây và kim truyền (hình 4.4).
Hình 4.4. Cốđịnh kim hay catheter tĩnh mạch
- Đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái. - Theo dõi tại chỗ truyền:
+ Nếu thấy tại chỗ truyền phồng hoặc đau thì kim đã ra ngoài thành mạch. + Nếu không chảy dịch truyền thì kim chưa vào tĩnh mạch.
- Theo dõi các tai biến và biến chứng:
+ Tắc kim do máu cục, phải tiến hành thay kim. + Phồng nơi tiêm, truyền ở vị trí khác. + Nhiễm khuẩn. + Hoại tử do thuốc chảy ra ngoài thành mạch. + Dịứng, shock phản vệ. 5. TRUYỀN MÁU 5.1. Mục đích - Hồi phục lại lượng máu mất.
- Hồi phục những yếu tốđông máu bị thiếu hụt.
5.2. Chỉđịnh và chống chỉđịnh của truyền máu
5.2.1. Chỉ định
- Thiếu máu.
- Xuất huyết: cần truyền máu để bù lại lượng máu đã mất đồng thời cung cấp thêm các yếu tốđông máu.
- Giảm tiểu cầu.
- Thiếu hụt các yếu tốđông máu bẩm sinh hoặc mắc phải. - Bỏng hoặc choáng nặng gây mất huyết tương.
5.2.2. Chống chỉ định
- Phù phổi cấp.
- Viêm tắc động mạch hoặc tĩnh mạch.
5.3. Nguyên tắc truyền máu
- Truyền cùng nhóm máu.
Hình 4.5. Sơđồ truyền máu
- Chuẩn bịđầy đủ các xét nghiệm cần thiết khác: nhóm máu, phản ứng chéo... - Kiểm tra chất lượng máu: nhóm máu, số lượng, màu sắc, vô khuẩn...
- Theo dõi quá trình truyền máu, dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, dây truyền máu, tốc độ chảy. - Trong trường hợp cấp cứu không có máu cùng nhóm, thì truyền khác nhóm theo quy tắc (hình 4.5) và số lượng ít hơn 2 đơn vị máu..
5.4. Các loại nhóm máu
Ngoài ra còn có nhóm hồng cầu hệ Rh.
5.5. Kỹ thuật
- Kiểm tra nhãn hiệu bịch máu, kiểm tra chất lượng máu. - Đối chiếu bịch máu, phiếu lĩnh, bệnh nhân.
- Thử phản ứng chéo.
- Kỹ thuật truyền máu tương tự như kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch. Cần chú ý dùng bộ dây chuyền
Tên nhóm máu Kháng nguyên trên màng h(ngưng kết nguyên) ồng cầu Kháng th(ngể trong huyưng kết tốế) t tương
A A
B B
AB A, B Không có
O Không có ,
Tên nhóm máu Kháng nguyên trên màng h(ngưng kết nguyên) ồng cầu Kháng th(ngể trong huyưng kết tốế) t tương
Rh(+) 100%
ở Việt Nam Rh Không có
máu bầu có màng lọc (hình 4.6).
- Khi còn trong bịch khoảng 10ml thì không truyền nữa. - Ghi bảng theo dõi trong quá trình truyền máu.
Hình 4.6. Bịch đựng máu và bộ dây truyền máu
5.6. Tai biến và biến chứng
Người ta thường phân loại tai biến truyền máu tuỳ theo có phản ứng tan máu hay không?
5.6.1. Phản ứng không tan máu
- Phản ứng sốt. - Phản ứng dịứng. - Phản ứng nhiễm khuẩn.
- Tai biến lây truyền bệnh: viêm gan siêu vi, sốt rét, HIV...
5.6.2. Phản ứng tan máu
- Miễn dịch: do nhầm nhóm máu.
- Nguyên nhân ngoài miễn dịch như: điều kiện giữ máu không đảm bảo (nhiệt độ quá 10oC làm hồng cầu bị huỷ trước thời hạn gây tai biến khi truyền) hoặc truyền máu với áp lực quá cao...
Tóm lại, những tai biến về truyền máu đều nặng hoặc rất nặng đối với trước mắt cũng như lâu dài. Do vậy, vấn đề an toàn truyền máu cần được đặt lên hàng đầu.
LƯỢNG GIÁ