KỸ THUẬT THAY BĂNG VÀ RỬA VẾT THƯƠNG

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 106 - 111)

Các thao tác tháo băng cũ, rửa vết thương, băng vết thương cần phải tiến hành nhẹ nhàng, không gây đau đớn cho bệnh nhân cũng như không gây tổn thương cho vết thương.

Tất cả các động tác đều phải tiến hành bằng dụng cụ để băng bó, không sờ tay trực tiếp vào vết thương.

4.1. Tháo băng cũ

- Băng cũ thường dính vào vết thương nhiều hay ít, do đó cần tháo bỏ từ từ từng lớp, tránh kéo trực tiếp lên vết thương.

- Nếu dịch, máu thấm vào băng mà khô thì phải tưới nước muối sinh lý hay nước cất cho ẩm rồi mới tháo băng ra.

- Những trường hợp tháo vòng băng khó khăn thì phải dùng kéo cắt các vòng băng ở vị trí xa vết thương rồi tháo dần từng lớp.

- Băng gạc tháo ra cho ngay vào thùng bẩn: có một túi nylon nhỏ cô lập băng bẩn cho mỗi bệnh nhân.

4.2. Rửa và băng vết thương

4.2.1. Đối với vết thương sạch

4.2.1.1. Vết thương mới khâu

- Dùng dung dịch nước muối sinh lý rửa bên ngoài chỗ da lành.

- Chính giữa vết thương dùng betadin hoặc dung dịch dễ bay hơi để rửa. - Sát khuẩn hay rửa theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài (hình 10.1).

- Rửa bằng cách thấm nhẹ, không nên cọ xát mạnh làm chảy máu các tổ chức ở vết thương. - Gắp gạc miếng đặt vào vết thương.

Hình 10.1. Cách rửa vết thương

4.2.1.2. Vết thương không khâu

- Dùng kẹp kocher hoặc kẹp phẫu tích gắp gạc thấm nước muối sinh lý rửa ngoài vùng da lành, rửa nhiều lần, rửa đến khi sạch.

- Dùng gạc khác tẩm betadin rửa từ chính giữa vết thương ra ngoài mép vết thương, rửa đến khi sạch.

- Gắp gạc hoặc bông khô thấm nhẹ trên mặt vết thương. - Gắp gạc miếng đặt vào vết thương.

Hình 10.2. Cách băng vết thương

4.2.2. Đối với vết thương nhiễm khuẩn

4.2.2.1. Vết thương có khâu

Sau khi tháo băng và gạc trên vết thương, quan sát thấy vết thương có dấu hiệu: sưng nề, tấy đỏ, nốt chỉ rất căng:

- Dùng dung dịch nước muối sinh lý rửa phía ngoài vết thương.

- Dùng kẹp kocher hoặc kẹp phẫu tích không mấu và một kéo cong nhọn để cắt chỉ. - Sát khuẩn vết thương bằng dung dịch betadin trước khi cắt chỉ.

- Cách cắt chỉ (hình 10.3).

+ Nếu vết thương nhiễm trùng nặng thì cắt hết chỉ, mở rộng vết thương để tháo mủ. + Nếu vết thương nhiễm trùng nhẹ thì cắt một nốt chỉđể lại một nốt chỉ.

- Dùng mũi kẹp kocher tách nhẹ mép vết thương để cho dịch mủ từ trong vết thương chảy ra. - Gắp gạc ấn nhẹ dọc theo vết thương cho dịch ở trong vết thương chảy ra hết.

Hình 10.3. Kỹ thuật cắt chỉ

- Dùng dung dịch betadin sát khuẩn lại vết thương. - Gắp gạc thấm cho vết thương khô.

- Đắp gạc lên vết thương. - Băng vết thương.

4.2.2.2. Vết thương không khâu

- Sau khi bỏ băng, gạc.

- Gắp gạc thấm bớt dịch, mủ trong vết thương (hình 10.4).

Hình 10.4. Lấy bỏ gạc dính mủ

- Dùng kéo cắt bỏ tổ chức thối, hoại tử, dập nát.

- Vết thương có nhiều ngóc ngách phải mở rộng để tháo mủ.

- Nếu vết thương nhiễm khuẩn rộng lâu lành, thối, dò, thì dùng phương pháp tưới liên tục. Dung dịch để tưới là dung dịch dakin, nước boric 3%, AgNO3.

- Nếu không làm theo phương pháp trên thì dùng nước ôxy già để rửa.

- Lót giấy và đặt khay quảđậu dưới vết thương.

- Dùng kẹp gắp băng bẩn cho vào thùng đựng bông có túi nylon băng bẩn. - Người điều dưỡng đeo găng vào hai tay.

- Chuẩn bị cắt gạc để lót dưới ống dẫn lưu trong khay vô khuẩn.

- Gắp bông cầu tẩm dung dịch sát khuẩn và rửa xung quanh ống dẫn lưu, chú ý giữống khi rửa. - Rửa xung quanh ống dẫn lưu từ chân ống đi lên dần và thay bông khi bẩn.

- Lau khô ống dẫn lưu và sát khuẩn lại với bông cầu tẩm cồn iod. - Lót gạc xung quanh ống dẫn lưu và cốđịnh bằng băng dính. - Tháo phần nối đuôi dây dẫn lưu với túi hứng cũ.

- Cuốn gạc để cầm đuôi ống dẫn lưu, dùng bông sát khuẩn miệng của đuôi ống dẫn lưu và xung quanh ống dẫn lưu.

- Lau khô và sát khuẩn đuôi ống với cồn iod. - Thay túi hứng mới.

- Giúp người bệnh thoải mái và dọn dẹp dụng cụ.

4.3. Thu dọn dụng cụ

Sau khi băng cho từng bệnh nhân các loại băng, bông, gạc của bệnh nhân phải cho vào thùng rác, dụng cụ trực tiếp sử dụng để băng cho từng bệnh nhân phải cho vào khay dụng cụ bẩn không được dùng cho bệnh nhân khác. Các loại dụng cụ kim loại phải đánh rửa sạch, lau khô rồi đem đi hấp.

- Nếu có chỉ định lấy mủ để xét nghiệm thì dùng tăm bông ngoáy vào ổ mủ cho vào ống nghiệm vô khuẩn (hình 10.5).

- Rửa vết thương nhiều lần cho đến khi sạch. - Gắp gạc thấm khô vết thương.

- Đắp gạc lên vết thương.

- Dùng băng cuộn hoặc băng dính băng vết thương.

4.2.3. Đối với vết thương có ống dẫn lưu

- Sau khi điều dưỡng rửa tay và soạn dụng cụ. - Báo và giải thích với người bệnh biết việc sắp làm. - Chuẩn bị hệ thống dẫn lưu mới và treo túi hứng bên giường.

LƯỢNG GIÁ

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 106 - 111)