CHỌC DÒ MÀNG PHỔI 1 Đại cương

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 144 - 147)

3.1. Đại cương

Màng phổi bao bọc phổi, đỉnh màng phổi cao hơn điểm giữa xương đòn khoảng 3cm. Phía dưới, màng phổi nằm giữa đốt sống lưng XII và thắt lưng I.

Vì vậy khi chọc dò dịch màng phổi thường chọc vào khoảng gian sườn VIII hoặc IX trên đường nách sau. Màng phổi gồm hai lá:

- Lá thành bao bọc tất cả mặt trong của lồng ngực và liên tiếp với lá tạng ở rốn phổi. Lá thành màng phổi khi đi từ mặt này đến mặt khác thì quặt lại và tạo thành các túi cùng phế mạc hay góc phế mạc.

- Lá tạng: bao bọc xung quanh mặt phổi trừở rốn phổi. Ở rốn phổi lá tạng quặt lại và liên tiếp với lá thành. Lá tạng lách vào các khe liên thùy và ngăn các thùy phổi với nhau.

Giữa lá thành và lá tạng tạo nên khoang màng phổi, khoang màng phổi là một khoang ảo và có áp lực âm. Bình thường giữa 2 lá màng phổi có một lớp thanh dịch mỏng có tác dụng bôi trơn màng phổi tránh sự cọ xát khi hô hấp.

Mục đích của chọc dò màng phổi nhằm: - Xác định nguyên nhân gây bệnh. - Điều trị bệnh.

3.2. Nguyên nhân của tràn dịch màng phổi

- Do chấn thương ngực. - Do các bệnh về tim mạch.

- Do các bệnh về nhiễm khuẩn. - Do các bệnh về thận và gan mật. - Các bệnh về nội tiết, chuyển hoá...

3.3. Kỹ thuật trợ giúp thầy thuốc chọc dò màng phổi

- Bệnh nhân cần được thông báo để hợp tác tốt với thầy thuốc.  Cần kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn trước khi tiến hành thủ thuật. - Tư thế bệnh nhân chọc dò có thể:

+ Ngồi trên giường và tay phía bên chọc dò đưa lên cao.

+ Bệnh nhân ngồi trên ghế tựa 2 chân dạng ra 2 bên, ngực tỳ vào tựa lưng ghế, khoanh 2 tay lên trên tựa lưng ghế và cằm để trên tay (hình 14.5).

+ Bệnh nhân nằm nghiêng về phía phổi lành đầu hơi cao, cần kê gối mỏng dưới lưng và cánh tay bên chọc đưa lên cao.

- Vị trí chọc dò:

+ Thường chọc vào khoảng gian sườn VIII hoặc IX trên đường nách sau.

+ Tràn khí, chọc ở cao hơn, thường khoảng gian sườn II, III trên đường trung đòn. - Cần quan sát: màu sắc, số lượng, tính chất của dịch màng phổi.

 Dịch màng phổi phải được đem đi xét nghiệm kịp thời theo chỉđịnh.

Hình 14.5. Tư thế bệnh nhân chọc dò màng phổi

3.3.1. Chuẩn bị dụng cụ

3.3.1.1. Dụng cụ vô khuẩn

1. Một bộ dụng cụ gây tê gồm: 1 bơm tiêm 5ml và kim để gây tê, kim lấy thuốc.

2. Kim chọc dò có kích cỡ phù hợp (thường dùng kim dài 5 - 8cm, đường kính 0,8 - 1mm), 1 bơm tiêm 20ml hoặc 50ml để hút dịch.

3. Ống cao su dài khoảng 12 - 15cm nối đầu Ambu của bơm tiêm với đốc kim có khoá chữ T để đóng mở khi hút dịch, tránh tràn khí vào màng phổi.

4. Một khăn lỗ vô khuẩn, 2 kẹp cặp khăn.

5. Một cốc đựng bông cầu và gạc củấu, vài miếng gạc vô khuẩn có tẩm dung dịch sát khuẩn để phủ lên chỗ chọc dò sau khi bác sĩ rút kim ra.

6. Găng tay.

3.3.1.2. Dụng cụ sạch

1. Cồn iod, cồn 70o hoặc betadin.

2. Thuốc gây tê, bơm kim tiêm và hộp thuốc cấp cứu, thuốc kháng sinh để bơm rửa màng phổi khi cần.

3. Một cốc thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt đựng 100ml nước cất, một lọ acid acetic 2% để thử phản ứng Rivalta (nếu cần), dung dịch NaCl 9‰ nếu rửa màng phổi.

4. Ba ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, phiếu xét nghiệm. 5. Kéo, băng dính.

6. Đồng hồ bấm giây, ống nghe, huyết áp kế.

7. Các dụng cụđể dẫn lưu màng phổi khi cần: catheter, ống dẫn lưu, kim chỉ khâu da.

3.3.2. Kỹ thuật tiến hành

1. Đặt bệnh nhân đúng tư thế, bộc lộ vùng định chọc theo chỉ định của bác sĩ và tình trạng bệnh nhân.

2. Mở khăn vô khuẩn, đổ cồn vào cốc có bông gạc để sát khuẩn vị trí chọc. 3. Đưa găng tay cho bác sĩ.

4. Giữ bệnh nhân khi bác sĩđâm kim. Quan sát sắc mặt bệnh nhân, dặn bệnh nhân không ho mạnh và không cửđộng trong khi chọc dò.

5. Khi kim vào đúng vị trí, đưa ống dẫn lưu có khoá chữ T để bác sĩ lắp vào đốc kim. 6. Hứng dịch vào ống nghiệm.

7. Phối hợp với bác sĩđóng mở khoá khi bác sĩ tháo và lắp bơm tiêm hút dịch đểđề phòng khí tràn vào khoang màng phổi.

8. Khi bác sĩ rút kim, điều dưỡng sát khuẩn vết chọc và băng lại.

9. Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế Fowler. Nằm nghiêng bên lành sau khi chọc. Dặn bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, tránh vận động đi lại trong vài giờđầu sau chọc.

10. Ghi nhận lại mạch, huyết áp, nhịp thở.

11. Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ bệnh án, gửi bệnh phẩm làm xét nghiệm.

3.4. Tai biến chọc dò màng phổi

- Ngất: do đau, do sợ hay do thay đổi áp lực đột ngột. - Tràn khí màng phổi.

- Phù phổi cấp do hút quá nhiều và nhanh dịch màng phổi. - Nhiễm khuẩn màng phổi.

- Chảy máu phổi hoặc màng phổi.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 144 - 147)