PHƯƠNG PHÁP ÉP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 77)

2.1. Áp dụng khi bệnh nhân bất tỉnh, còn thở, mạch đập rời rạc hoặc mất mạch 2.2. Cơ chế chính của ngừng tim 2.2. Cơ chế chính của ngừng tim

- Vô tâm thu. - Rung thất. - Phân ly điện cơ.

2.3. Biểu hiện

Các dấu chứng chính ngừng tim như sau:

- Bệnh nhân mất nhận thức một cách nhanh chóng, trở nên nhợt nhạt và tím cùng với mất mạch ở các mạch lớn (mạch cảnh và mạch đùi).

- Hô hấp chậm hoặc ngừng thở.

- Hai đồng tử giãn, không đáp ứng với ánh sáng.

2.4. Chuẩn bị bệnh nhân

Cơn ngừng tim thường xảy ra đột ngột và đòi hỏi phải có những biện pháp chăm sóc ngay lập tức. Để bệnh nhân đúng tư thếđể giúp cho thực hiện kỹ thuật nhanh. Điều này chứng tỏ cần phải được huấn luyện hồi sức tim phổi cho tổ cấp cứu hồi sức ngay trong cộng đồng, và nhất là các nhân viên y tế cần phải nhìn lại kỹ năng của mình.

2.5. Chuẩn bị dụng cụ

Sự chuẩn bị tốt nhất là dự trữ sẵn một khối lượng thuốc cấp cứu và dụng cụ. - Một tấm ván hoặc một khay lớn rộng hơn lưng của nạn nhân.

- Một ống thông khí, bình ôxy, hệ thống hút, đèn soi thanh quản, dụng cụđè lưỡi. - Mặt nạ, bóng hơi (túi ambu).

- Dụng cụ tiêm truyền tĩnh mạch.

- Dụng cụđể hút qua đường miệng và dạ dày.

- Thuốc cấp cứu, máy đo điện tâm đồ, máy khử rung...

2.6. Kỹ thuật tiến hành

Ép tim ngoài lồng ngực là một thủ thuật dùng lực mạnh, liên tục và nhịp nhàng ép lên 1/3 dưới xương ức. Tim được ép giữa xương ức ở phía trước và xương sống nằm ở phía sau, giúp cho sự lưu thông máu giữa tim, phổi, não và các tổ chức khác của cơ thểđồng thời kích thích để tim đập lại khi tim ngừng đập. Ép tim thường có hiệu quả hơn nếu tiến hành kết hợp với hô hấp nhân tạo.

2.6.2. Quy trình thực hiện

- Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, để cổ ngửa tối đa, chân cao hơn đầu. Nếu nằm trên giường đệm thì lót tấm ván hoặc khay dưới lưng. Nới rộng quần áo.

- Cấp cứu viên quỳ bên phải cạnh nạn nhân (ngang tim) nếu bệnh nhân nằm trên một mặt phẳng cứng, cấp cứu viên đứng nếu nạn nhân nằm trên giường.

- Đặt gốc bàn tay trái lên 1/3 dưới xương ức bên trên tim, hướng sang bên trái (bảo đảm rằng chỉ có gốc bàn tay tỳ lên xương ức, hướng sang bên trái) gốc bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái lồng chéo các ngón tay với nhau, 2 tay duỗi thẳng, hai vai hướng thẳng vào hai tay (hình 7.2).

Hình 7.2. Tư thế ép tim ở người lớn

- Dồn sức nặng của toàn thân lên hai gốc bàn tay và bảo đảm rằng hai vai phải ở ngay trên ngực nạn nhân. Xương ức được đè thẳng xuống dưới 4 - 5cm ở người lớn; 1,5 - 2,5cm ở trẻ em; 1,5cm ở trẻ sơ sinh.

- Sau mỗi lần ép không rời tay khỏi ngực nạn nhân (hình 7.3).

- Ép tim nên mạnh, nhịp nhàng và duy trì với tốc độ 60 - 80 lần/phút ở người lớn, 80 - 100 lần/phút ở trẻ em, 100 - 120 lần/phút ở trẻ sơ sinh.

Lưu ý:ở trẻ sơ sinh tư thế hơi ngửa để thông khí tốt, phải có chỗ tựa cho lưng để ép tim giữa xương ức và cột sống, đặt hai ngón tay và ngón cái ở 1/3 dưới xương ức, tránh đè lên xương sườn. Không được ép quá mạnh vì áp lực trên mũi xương ức có thể gây tổn thương bên trong. Áp lực trên các xương sườn ở phía hai bên của xương ức, có thể gây gãy xương sườn. Xương sườn bị gãy có thể làm thủng phổi dẫn đến tràn khí màng phổi.

- Khi phối hợp ép tim và thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim thì thổi ngạt 1 lần, phương pháp này cần có 2 người, ở trẻ sơ sinh cứ 3 lần ép tim thì thổi ngạt 1 lần.

- Kiên trì ép cho đến khi tim đập trở lại. Riêng trẻ sơ sinh nếu nhịp tim lớn hơn 80 lần/phút ngừng ép tim và tiếp tục thông khí 100%. Khi cần thiết có thể thay người khác, nhưng phải đảm bảo liên tục.

Hình 7.3. Vị trí bàn tay khi ép tim ngoài lồng ngực

- Trong khi cấp cứu cứ 3 phút phải theo dõi sắc mặt, mạch, đồng tử nhịp thở của nạn nhân. Sau 30 - 60 phút tim không đập trở laị, đồng tử giãn to không có dấu hiệu hồi phục thì ngừng ép tim.

- Khi tim đã đập trở lại, toàn trạng ổn định, môi hồng, cho bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái, đắp ấm và tiếp tục theo dõi mạch, nhịp thở của nạn nhân. Chăm sóc nạn nhân đến khi ổn định thì chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.6.3. Ghi vào hồ sơ

- Tình trạng của nạn nhân trước, trong và sau khi ép tim. - Thời gian tiến hành thủ thuật.

- Tên người tiến hành thủ thuật.

2.6.4. Những điểm cần lưu ý

- Cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực phải được tiến hành ngay tức khắc, tại chỗ và liên tục.

- Trong khi tiến hành ép tim, tay của cấp cứu viên không được nhắc rời khỏi lồng ngực nạn nhân. - Đối với trẻ em từ 1 đến 8 tuổi chỉ cần dùng 1 tay để ép từ 80 - 100 lần/phút. Đối với trẻ sơ sinh thì chỉ cần dùng hai ngón tay để ép (hình 7.4) từ 100 - 120 lần/phút ở 1/3 dưới xương ức. Bỏ các ngón tay khỏi ngực giữa các lần ép đểđề phòng các tổn thương do ép không đúng kỹ thuật.

Hình 7.4. Vị trí ép tim ở trẻ nhỏ

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 77)