- Lâm sàng: mức độ ý thức giảm, chán ăn, nôn, da và niêm mạc mọng nước, phổi ứ dịch, chuột
3. SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ TAI NẠN DO NHIỆT 1 Đại cương
3.1. Đại cương
- Những bệnh do nhiệt có thểđược xem như là một sự liên tục của những bệnh liên quan đến mất khả năng chịu đựng với nhiệt. Bệnh do nhiệt có thể từ nhẹ đến nặng bao gồm phù do nhiệt, bỏng do nhiệt, co rút cơ do nhiệt và co cứng cơ, đến ngất do nhiệt và tình trạng kiệt sức do nhiệt.
- Đột quỵ do nhiệt là hình thức nghiêm trọng nhất của những bệnh liên quan đến nhiệt và nó được xác định khi nhiệt cơ thể cao hơn 41oC kèm theo những rối loạn chức năng thần kinh.
- Nguyên nhân các bệnh do nhiệt thường là làm việc nặng ở môi trường nóng, lượng dịch uống vào không đủ, thoát mồ hôi nhiều gây mất thăng bằng nước điện giải.
3.2. Biểu hiện lâm sàng và xử trí sơ cứu ban đầu
3.2.1. Co rút cơ do nhiệt
Co rút cơ do nhiệt là co cơ không tự ý và đau, thường xảy ra khi hoạt động nặng ở môi trường nóng. Co thắt có thể dữ dội và kéo dài. Cơ thường bị ảnh hưởng nhất là cơ bắp chân, cánh tay, cơ bụng và lưng, mặc dù vậy co cơ có thể xảy ra ở bất kỳ cơ nào ở tay mà liên quan đến hoạt động. Nếu nghi ngờ nạn nhân bị co thắt cơ do nhiệt:
- Yêu cầu nạn nhân tạm nghỉ ngơi, làm mát.
- Uống nước hoặc là nước thể thao có chứa chất điện giải.
- Duỗi nhẹ nhàng chi trong giới hạn vận động và mát xa nhóm cơ bịảnh hưởng. - Đừng uống viên muối.
3.2.2. Kiệt sức do nhiệt
Kiệt sức do nhiệt xảy ra khi một người mất quá nhiều nước và muối do thoát mồ hôi quá nhiều khi tiếp xúc với nhiệt độ môi trường cao. Dấu hiệu và triệu chứng thường bắt đầu đột ngột.
3.2.3. Hình ảnh lâm sàng như shock, bao gồm:
- Ngất xỉu. - Buồn nôn. - Vẻ mặt tái xám.
- Tim đập nhanh, huyết áp thấp. - Da nóng, đỏ, khô và đẫm mồ hôi.
- Sốt vừa thấp hơn 40oC.
3.2.4. Nếu nghi ngờ nạn nhân bị kiệt sức do nhiệt
- Đưa nạn nhân ra khỏi vùng có mặt trời vào trong bóng im hoặc nơi có điều hoà không khí. - Đặt nạn nhân nằm xuống và hơi nâng chi lên.
- Nới lỏng hoặc cởi quần áo của nạn nhân. - Cho nạn nhân uống nước.
- Phun nước mát lên người nạn nhân hoặc dùng quạt. - Theo dõi nạn nhân một cách cẩn thận.
3.3. Đột quỵ do nhiệt
Là một tình trạng nguy hiểm vì tỷ lệ chết cao. Đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ em, người già, những người béo phì, bệnh tim mạch, cường giáp, đái đường và nghiện rượu, những người dùng thuốc mà giảm khả năng mất nhiệt (ví dụ: phenothiazines, anticholinergics, lợi tiểu, amphetamines và nhóm đối kháng Beta - adrenergic), những người luyện tập hoặc làm việc gắng sức trong môi trường nóng (ví dụ: những vận động viên, công nhân xây dựng và nông dân).
Hai hình thức đột quỵ do nhiệt là đột quỵ do ráng sức và đột quỵ không ráng sức. Đột quỵ do ráng sức thường xảy ra ở những người trẻ tiến hành những công việc nặng nhọc trong thời gian dài ở môi trường nóng. Đột quỵ cổđiển này thường ảnh hưởng nhiều hơn đến những người lớn tuổi làm việc ngồi, người bị bệnh mạn tính và những người rất trẻ. Đột quỵ không do gắng sức xảy ra khi có sự gia tăng đột ngột nhiệt môi trường và thường xảy ra ở những nơi mà không có tình trạng này nhiều năm. Cả hai loại đột quỵđều liên quan đến tỷ lệ chết và tỷ lệ di chứng, đặc biệt khi liệu pháp xử lý bị chậm trễ.
3.3.1. Hình ảnh lâm sàng
- Dấu hiệu chính của đột quỵ do nhiệt là tăng nhiệt một cách đáng kể, thường lớn hơn 400C với da khô và nóng, những thay đổi về tâm thần từ thay đổi nhân cách đến lú lẫn và hôn mê.
- Những dấu hiệu khác bao gồm: + Nhịp tim nhanh. + Thở nhanh và nông. + Huyết áp máu tăng hoặc giảm. + Ngừng ra mồ hôi. + Kích thích lú lẫn hoặc bất tỉnh. + Ngất xỉu có thể là dấu hiệu đầu tiên ở những người lớn tuổi.
3.3.2. Nếu nghi ngờ nạn nhân bị đột quỵ do nhiệt
- Đưa nạn nhân ra khỏi vùng có mặt trời vào trong bóng râm hoặc có điều hoà không khí.
- Không nên nhúng nạn nhân vào trong chậu nước đá vì gây co mạch ngoại biên trầm trọng và run làm tăng thân nhiệt trung tâm.
- Vì nạn nhân thường được phát hiện bên ngoài nên người ta khuyên nên đặt nạn nhân trong cái võng lưới và hướng quạt điện vào cơ thể nạn nhân đồng thời phun sương nước ấm vào da. Nếu võng không có thì những thứ phủ lên nạn nhân phải càng ít càng tốt.
- Cởi áo quần của nạn nhân để cho phép không khí tuần hoàn quanh da tốt hơn.
- Đặt khăn ướt lên da và túi đá ở các vùng mạch như cổ, nách, bẹn có thể làm tăng mất nhiệt. - Gọi cấp cứu nếu có thể.
3.4. Biện pháp dự phòng tai nạn do nhiệt
- Những đối tượng có nguy cơ cao không nên lao động nặng, luyện tập nhiều ở nhiệt độ nóng của mùa hè. Nên làm việc hoặc luyện tập ở nhà có điều hoà không khí nếu có thể.
- Khi làm việc ngoài trời vào mùa hè thì nên làm vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối khi nhiệt độ thấp hơn.
- Làm quen với khí hậu nóng từ từ. Khi luyện tập hoặc làm những hoạt động khác ngoài trời ở khí hậu nóng, cần bắt đầu ở mức độ ít sau đó tăng dần một cách từ từ.
- Uống nhiều nước vào mùa hè đặc biệt là khi làm việc nặng hoặc luyện tập.
- Đừng đợi đến khi có cảm giác khát mới uống vì khi có cảm giác khát thường là đã mất nước nhẹ rồi. Tốt nhất là uống nước thể thao hoặc dịch bù điện giải đặc biệt, tuy nhiên uống nước thường kết hợp với một lượng muối trong chếđộăn là đã có thể dự phòng mất nước trong hầu hết các trường hợp.
- Đội mũ có vành rộng để bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời, mặc áo quần vải mỏng, rộng và sáng màu ở vùng khí hậu nóng. Cố gắng che nắng mặt trời vì bỏng da sẽ làm ức chế khả năng tiết mồ hôi của da.
- Trong những ngày nắng nóng, nên ở môi trường có điều hoà không khí. Nếu không thì thường xuyên tắm hoặc phun nước mát lên người và ngồi trước quạt.
LƯỢNG GIÁ