KỸ THUẬT TIÊM THUỐC

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 43 - 44)

MỤC TIÊU

1. Liệt kê được các quy tắc tiêm thuốc.

2. Trình bày được các kỹ thuật tiêm dưới da, trong da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. 3. Nhận định được các tai biến của tiêm thuốc.

1. ĐẠI CƯƠNG

Tiêm thuốc là một trong những động tác quan trọng đểđưa thuốc vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau như tiêm trong da, dưới da, trong cơ, tĩnh mạch hoặc một sốđường khác cũng có thể sử dụng như tiêm vào động mạch, tiêm nội tủy, tiêm vào ổ khớp...

1.1. Mục đích

- Duy trì một nồng độ thuốc hằng định trong máu.

1.2. Tiêm thuốc được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Muốn có hiệu quả ngay.

- Thuốc không uống được hoặc không nên uống như:

+ Thuốc uống vào sẽ có ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hoá, ví dụ: uống kháng sinh trong trường hợp bệnh nhân đã bị loạn khuẩn.

+ Thuốc uống vào không được hấp thu tốt do đường tiêu hoá của bệnh nhân bị tổn thương. - Những trường hợp đặc biệt bệnh nhân không uống thuốc được.

- Trong những trường hợp cấp cứu cần có hiệu quả nhanh của thuốc. Khi uống thuốc còn phải hấp thu qua đường tiêu hoá, nên thời gian thuốc vào máu chậm hơn tiêm. Đặc biệt, khi tiêm tĩnh mạch thuốc trực tiếp vào máu nên phát huy tác dụng rất nhanh.

- Thuốc bị phá huỷ bởi dịch dạ dày, ví dụ: uống atropin sulfat.

- Trong các trường hợp bệnh nhân không uống được hoặc không nuốt được: + Bệnh nhân bị hôn mê, nôn liên tục, bệnh nhân bị bệnh ở thực quản. + Bệnh nhân tâm thần không chịu uống thuốc.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 2 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)