Đo lượng dịch vào và ra là một công việc làm hằng ngày của người điều dưỡng để đánh giá tình trạng người bệnh và có kế hoạch chăm sóc. Lượng dịch đưa vào nên xấp xỉ lượng dịch thải ra. Nếu lượng dịch đưa vào thấp hơn lượng dịch thải ra thì bệnh nhân có nguy cơ thiếu thể tích dịch. Nếu lượng dịch đưa vào nhiều hơn lượng dịch thải ra thì bệnh nhân có nguy cơ thừa thể tích dịch.
2.1. Nguyên tắc
- Khuyến khích sự hợp tác của bệnh nhân và gia đình người bệnh trong việc ghi nhận lượng dịch vào ra.
- Ghi nhận một cách chính xác lượng dịch vào ra. - Thông báo những bất thường cho bác sĩ.
2.2.1. Ghi nhận lượng dịch vào
- Dịch qua đường miệng: ghi nhận chính xác tất cả các loại dịch dùng cho bệnh nhân qua đường miệng mà ở trạng thái lỏng. Những thứđó bao gồm: nước, sữa, nước trái cây và tất cả những thức uống khác như kem, gelatin (chất lỏng không có vị dùng để chế ra thạch làm thức ăn, canh), nếu dùng nước đá uống thì ghi nhận lượng nước khoảng một nửa thể tích của nước đá.
- Dịch tĩnh mạch: ghi nhận chính xác lượng dịch truyền qua tĩnh mạch bao gồm: các sản phẩm của máu cũng như những dung dịch truyền.
- Cho ăn qua xông: cũng tính vào lượng dịch đưa vào. Không đo những thức ăn thô, là những thức ăn hoàn toàn ở thể rắn và được chuẩn bị ở nhiều dạng khác nhau. Tùy vào tính chặt chẽ, nghiêm ngặt của nhu cầu đo cho bệnh nhân mà một lượng nhỏ nước có được tính toán vào tổng lượng dịch đưa vào hay không?
- Dịch súc rửa qua ống xông hoặc thụt tháo.
- Thuốc: thuốc lỏng uống hoặc dùng bằng đường tĩnh mạch có thể là nguồn dịch đáng kể và nên được ghi nhận.
- Dịch thẩm phân phúc mạc.
2.2.2. Ghi nhận lượng dịch ra
- Nước tiểu: lượng nước tiểu qua xông Foley có thểđược đo hàng giờ hoặc ít nhất 8 giờ/ 1 lần và cộng lại cuối mỗi phiên trực. Đểđánh giá lượng nước tiểu trẻ nhỏ có hai phương pháp có thể dùng. Tính trọng lượng khác biệt giữa tả ướt và tả khô thì sẽ có được lượng dịch của mỗi lần đi tiểu. Phương pháp này không hoàn toàn chính xác vì tả có thể bị dính phân, ngay cả khi khối phân này đã được lấy đi, phân còn lại sẽ làm tăng trọng lượng. Những tả bẩn phải được cân ngay nếu không thì tả khô sẽ làm giảm trọng lượng thật sự của nó. Một phương pháp chính xác hơn là sử dụng một túi thu thập nước tiểu ở trẻ em. Những thiết bị này được dính vào phần đáy chậu (giữa hậu môn và bộ phận sinh dục) của cả những trẻ trai và gái để thu thập nước tiểu. Những thiết bị này cũng có thể sử dụng để thu thập mẫu nước tiểu làm xét nghiệm.
- Phân lỏng: đối với những người mà không kiềm chếđược nước tiểu hoặc phân lỏng thì cân những túi đựng phân hoặc tả để xác định mất dịch. Đầu tiên cân một túi hoặc tả khô bằng đơn vị gam, sau đó cân các túi hoặc tảđã dùng, mỗi 1 gam tương đương 1ml dịch.
- Nôn: ghi nhận chính xác lượng chất nôn.
- Dẫn lưu qua dạ dày: ghi nhận chính xác lượng dịch dẫn lưu.
- Dẫn lưu qua vết thương, vết mổ: cân những băng đã băng vết thương, ghi nhận loại và số lượng băng, hoặc đo trực tiếp từ dụng cụ dẫn lưu chân không hoặc trọng lực.
- Lượng ra mồ hôi quá nhiều: ghi nhận lượng áo quần đã thấm mồ hôi. - Máu mất: ghi nhận số lượng máu mất.
- Chọc dò: ghi nhận lượng dịch rút ra từ cơ thể như chọc dò màng bụng, màng phổi, màng tim. - Thở sâu: thở sâu tăng sự mất dịch không biết được, tuy nhiên, sự mất này thường không có ý nghĩa lâm sàng.
Sau khi đã đo chính xác được lượng dịch ra và vào ta sẽ đánh giá được tình trạng rối loạn dịch ở bệnh nhân để từđó có phương pháp điều chỉnh dịch cho bệnh nhân.
2.2.3. Lượng giá
- So sánh tổng lượng dịch vào và ra. Nếu có một sự khác biệt rõ rệt thì xem lại cân bằng dịch vào và ra trong những ngày vừa qua.
- So sánh dịch vào và ra với chuẩn của những người cùng tuổi và tình trạng sức khỏe.