Phòng chống tai nạn thương tíchcho trẻ trong tổ chức hoạt động học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 26 - 28)

8. Phòng tránh động vật cắn:

1.3.3.3. Phòng chống tai nạn thương tíchcho trẻ trong tổ chức hoạt động học

vật liệu xây dựng cơ thể. Các vật liệu này thường xuyên đổi mới và thay thế thông qua quá trình hấp thụ và chuyển hoá các chất trong cơ thể ngược lại, khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ không thể phát triển bình thường và đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật, như suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt. Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì sự ăn uống có sự ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào và cân nặng đảm bảo. Chính vì vậy trường MN cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc bữa ăn đảm bảo an toàn cho trẻ giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh cân bằng.

1.3.3.2. Phòng chống tai nạn thương tích trong tổ chức cho trẻ ngủ

Ngủ là một nhu cầu thiết yếu, rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của trẻ. Việc tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ trường mầm non là đáp ứng một nhu cầu hết sức tự nhiên và chính đáng của trẻ. Giấc ngủ là một hiện tượng ức chế mang tính chất phòng chống hay bảo vệ thần kinh trên vỏ não. Một giấc ngủ sâu, đủ độ dài là phương tiện cơ bản ngăn ngừa tình trạng quá mệt mỏi của hệ thần kinh và của cơ thể. Những đứa trẻ ngủ theo quy luật bình thường, ngủ đủ thời gian, ngủ ngon giấc thì tinh thần luôn sảng khoái và phát triển tốt. Trẻ ngủ ít thì sự mệt mỏi thái quá càng dồn lại và sự hưng phấn xúc cảm tiêu cực càng dễ phát sinh, điều đó càng thể hiện sự trái tính trái nết của trẻ. Giấc ngủ tốt vừa là một trong những điều kiện căn bản, vừa là một trong những dấu hiệu của sức khỏe trẻ em. Vì vậy vai trò của giấc ngủ trưa rất quan trọng. Thời gian dành cho giấc ngủ trưa tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ, bằng 1/5 thời gian giấc ngủ đêm, song nó lại mang một ý nghĩa đặc biệt đối với cơ thể. Giấc ngủ trưa có tác dụng làm giảm bớt sự mệt mỏi do hoạt động, khôi phục lại tinh thần, sức lực của trẻ.

1.3.3.3. Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong tổ chức hoạt độnghọc học

24

Các bài học được thiết kế dưới dạng các hoạt động, các trò chơi dễ gần, dễ hiểu giúp trẻ tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn. Học thông qua chơi và khi chơi thực chất là đang học. Cũng bằng hình thức chơi, trẻ vui vẻ tham gia lĩnh hội bài học mà không một sự gượng ép hay áp lực. Cứ thế các bài học cuộn chảy về miền tri thức trẻ thơ một cách tự nhiên. Sự phát triển của trẻ diễn ra trong quá trình trẻ tương tác với môi trường xung quanh, với đồ dùng đồ chơi. Trẻ học một cách tự nhiên và tích cực. Như vậy, việc học tập sẽ có hiệu quả khi trẻ tích cực tham gia và thu hút vào thực hiện các nhiệm vụ mà chùng cho là có ý nghĩa. Điều đó có nghĩa trẻ phải được hoạt động. Việc tổ chức cho trẻ học chính là tạo các cơ hội để trẻ quan sát, nghiên cứu, khám phá, trải nghiệm các hoạt động thực hành. Những hoạt động này phải dựa trên nhu cầu và hứng thú của trẻ. Nếu việc học được tổ chức như vậy thì trẻ sẽ là người học tích cực trong quá trình đó. Trẻ nhỏ học tất cả những gì xảy ra đối với chúng và không chia tách việc học thành các môn học. Các trải nghiệm học tập của chúng cần tích hợp thành một thể thống nhất. Các hoạt động liên môn này giúp trẻ hiểu các kiến thức và kỹ năng liên kết với nhau như thế nào hơn là tách riêng trong quá trình dạy và học. Trong hoàn cảnh có ý nghĩa, trẻ phát hiện sự vật từ quan sát, nghiên cứu, khám phá và các hoạt động thực hành. Những kinh nghiệm học tập từ lĩnh vực này có thể một cách tự nhiên dẫn đến kinh nghiệm học tập ở lĩnh vực khác. Cách dạy tập trung theo chủ để làm cho hoạt động học tập mang tính thực tiễn hơn là chỉ tập trung vào kiến thức và kỹ năng. Chủ đề bao gồm những kinh nghiệm mắt thấy tai nghe và những hoạt động dựa trên việc học và đưa ra cho trẻ nhiều sự lựa chọn hơn về những điều mà chúng sẽ làm. Dạy theo chủ đề cũng mang đến cho người học nhiều kiến thức hơn là kiểu dạy theo đơn vị bài học. Tuy nhiên, tổ chức giáo dục theo chủ để chỉ mang lại hiệu quả khi giáo viên kết hợp chặt chẽ những qui tắc sau thành một kế hoạch và thực hiện đầy để những nội dung của chúng.

- Những nội dung phải liên quan tới những kinh nghiệm trong đời sống thực của trẻ và dựa trên những cái mà chúng biết

- Mỗi một chủ đề nên đưa ra một vấn đề cho trẻ khám phá nhiều hơn. Tầm quan trọng của học theo chủ đề là giúp trẻ xây dựng nên những khái niệm hơn là mong chờ chúng nhớ được những thông tin riêng rẽ

- Mọi chủ đề nên được hỗ trợ bởi một cấu trúc khái niệm mà giáo viên đã nghiên cứu đầy đủ.

- Để cho các chủ đề/chủ điểm thực sự gây hứng thú ở trẻ thì chúng thường nảy sinh từ một sự kiện bất ngờ, những khêu gợi sự tò mò của trẻ, chẳng hạn như nhìn thấy nhà bếp sau khi được sửa chữa lại hay nhìn thấy nhiều cái cây mới được trồng trong sân trường, điều đó sẽ liên quan đến chủ điểm về trường mầm non. Các chủ đề/chủ điểm phải là một diều gì đó mà trẻ có thể học được trực tiếp. Mỗi mặt phát triển của trẻ cần được nhìn nhận và đánh giá. Mỗi trẻ có cách học khác nhau, với hứng thú và khả năng khác nhau. Giáo viên cần nhận thức được các nhu cầu và phát triển tối đa năng lực của mỗi cá nhân trẻ. Cần được tạo cơ hội để trẻ khám phá và thử nghiệm phát triển trí tuệ đa dạng của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w