Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 34 - 36)

8. Phòng tránh động vật cắn:

1.5.1.Các yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của Nhà trường

32

là 5 năm đối với hiệu trưởng và 3 năm đối với phó hiệu trưởng; có bằng Trung cấp sư phạm mầm non trở lên, đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ QL giáo dục có khả năng, có kinh nghiệm quản lý và hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non. Cán bộ, giáo viên nhà trường cần nhận thức đúng, nhận thức đủ, có thái độ chấp hành với các qui định về an toàn cho trẻ, có kỹ năng tổ chức hoạt động cho trẻ đảm bảo an toàn đồng thời với thực hiện các mục tiêu về giáo dục đã đề ra

Có năng lực QL và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững chương trình GDMN; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác QL và chỉ đạo chuyên môn. Có phẩm chất đạo đức tốt, được GV, CBQL, NV trong trường và nhân dân địa phương tín nhiệm.

Giáo viên của nhà trường đủ số lượng, đạt các yêu cầu về trình độ đào tạo theo quy định của Điều lệ trường MN, có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác, có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, được tập huấn kỹ thuật sơ cấp cứu, nắm được các quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ, QL trẻ trong mọi hoạt động ở trường.

Quan tâm đến trẻ, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ.

Gíao viên thực hiện nghiêm túc việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhân viên của nhà trường đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệ Trường MN: Đội ngũ tham gia vào hoạt động nuôi dưỡng: NV cấp dưỡng được đào tạo trung cấp nấu ăn hoặc ít nhất cũng phải học qua sơ cấp hoặc các lớp ngắn hạn về an toàn vệ sinh thực phẩm và kỹ thuật nấu ăn (có giấy chứng nhận), được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhân viên y tế học đường có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định, được tập huấn kỹ thuật sơ cấp cứu.

Cán bộ, GV và nhân viên của nhà trường được đánh giá xếp loại hằng năm. Có ít nhất 50% cán bộ, GV, NV đạt danh hiệu lao động tiên tiến và có ít nhất 1 người đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên. Có ít nhất 50% GV được xếp loại khá trở lên, không có GV bị xếp loại kém, theo quy định về Chuẩn nghề nghiệp GV mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác khi đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; được h- ưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật.

1.5.1.2. Kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ của GV, NV

GV giám sát trẻ chặt chẽ trong các hoạt động tại trường, không làm việc riêng, không được bỏ lớp, thực hiện thao tác đúng quy trình. Có phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các thành viên, có sự phối hợp trong công việc. Biết cách sơ cứu, cấp cứu khi tai nạn xảy ra.

Các nhân viên trong nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đóng mở cửa theo quy định, chuyển thức ăn đến lớp an toàn, phối hợp tốt giữa các thành viên trong công tác.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 34 - 36)