Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 36 - 37)

8. Phòng tránh động vật cắn:

1.5.2. Các yếu tố khách quan

1.5.2.1. Địa bàn dân cư, vị trí địa lý của nhà trường

Trường, lớp được đặt tại khu dân cư phù hợp với quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường/lớp. Khuôn viên của cơ sở có tường bao ngăn cách với bên ngoài. Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần cơ sở và có biện pháp chống ùn tắc giao thông vào giờ đón và trả trẻ. Không có hàng quà, bánh bán trong trường.

Trường có điều kiện cơ sở vật chất tốt thì công tác PTTNTT cho trẻ thuận lợi hơn, dễ dàng đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất cho các trẻ.

CMHS quan tâm đến các công tác của nhà trường nhất là công tác PTNNTT. Tích cực tham gia các chuyên đề, hội thi của nhà trường. Đưa đón trẻ đúng quy định. Quan sát, nhắc nhở khi trẻ chơi trên sân trường. Đóng góp ý kiến cho nhà trường về công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực tham gia công tác xã hội hoá giáo dục, phối hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, dảm bảo an toàn cho trẻ

34

1.5.2.2. Sự phối hợp giữa Nhà trường, địa phương và cha mẹ học sinh

Phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ: Thống nhất về mặt tư tưởng, nhận thức tầm quan trọng của công tác PTTNTTcho trẻ trong trường MN sẽ tạo ra sự nhất trí cao trong việc xây dựng mục tiêu, thực hiện chương trình hành động.

Đảm bảo tính chủ đạo của nhà trường, tính chủ động sáng tạo của các lực lượng hữu quan: Quan hệ giữa trường học và các lực lượng giáo dục xã hội là quan hệ hiệp thương hợp tác, nhà trường phải tạo điều kiện cho các lực lượng giữ được quyền chủ động. Phải phát huy được vai trò của những lực lượng như công đoàn, chi đoàn thanh niên, Ban đại diện CMHS của nhà trường trong công tác PTTNTTcho trẻ. Tính chủ đạo của nhà trường thực hiện với các lực lượng ngoài trường là việc đề xuất ý kiến về mọi mặt, chủ động trao đổi hội họp về công tác PTTNTT cho trẻ trong trường MN.

Xây dựng kế hoạch phối hợp đảm bảo tính khoa học cụ thể: Căn cứ yêu cầu của Chương trình GDMN và điều kiện cụ thể của trường MN.

Nhà trường tham mưu có hiệu quả cho cấp ủy và chính quyền địa phương: Nhà trường định kỳ báo cáo tình hình giáo dục, PTTNTTcho trẻ trong trường mầm non, nêu rõ thuận lợi, khó khăn, đề xuất ý kiến và xin ý kiến của cấp ủy và chính quyền địa phương về các mặt công tác, đặc biệt là công tác liên kết phối hợp các lực lượng giáo dục xã hội xây dựng môi trường giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w