TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Quy Nhơn là một thành phố ven biển miền Trung Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định, Việt Nam.Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía nam trực thuộc tỉnh Bình Định, có chiều dài bờ biển hơn 40 km, diện tích tự nhiên khoảng 284 km2, dân số hơn 268 nghìn người, được chia thành 21 đơn vị hành chính (16 phường và 5 xã) trong đó có 04 xã đảo, bán đảo và 1 xã miền núi, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của cả tỉnh Bình Định. Hai mặt tây và bắc thành phố giáp và phân cách với huyện Tuy Phước bởi sông Hà Thanh, phía nam giáp và phân cách với tỉnh Phú Yên bởi dãy núi Cù Mông ăn lan ra biển, phía đông là biển Đông.Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 27oC, độ ẩm trung bình 80%, hàng năm có số giờ nắng trung bình trên 2.000 giờ, lượng mưa trung bình khoảng 2.000 mm, rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
Thành phố Quy Nhơn với những dự án quy mô lớn và đang thể hiện thiện chí mời gọi hợp tác, đầu tư từ các đối tác trong và ngoài nước với quyết tâm biến tiềm năng thành nguồn lực thực tế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Trong đó TP Quy Nhơn là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế biển của quốc gia. Tổng dân số toàn tỉnh năm 2035 ước khoảng 1,91 triệu người, trong đó có khoảng 930.000 dân đô thị, tỉ lệ đô thị hóa đạt hơn 48,6%. Hệ thống giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển GD & ĐT. Hệ thống mạng lưới y tế phát triển khá đồng bộ, phong trào xây dựng đời sống văn hóa diễn ra sôi nỗi, rộng khắp…Có thể nói rằng TP Quy Nhơn rất xứng đáng với sự tin
tưởng và kỳ vọng của Đảng và Nhà nước. TP Quy Nhơn được quy hoạch phát triển theo định hướng dịch vụ - cảng biển -công nghiệp - du lịch. Trong đó, trọng tâm là dịch vụ - cảng biển tạo sức lan tỏa đến hệ thống đô thị toàn tỉnh Bình Định và vùng Nam Trung bộ, Tây Nguyên.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân được quan tâm đầu tư, đến nay toàn bộ các hẻm thuộc vùng ven thành phố đã được
xi măng hóa; nhiều tuyến đường lớn được mở rộng, nhiều khu nhà ở, CSVC cho giáo dục, y tế, thể dục thể thao được xây dựng...
Hoạt động văn hóa xã hội được đẩy mạnh nhằm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, sự nghiệp phát triển giáo dục, thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy xã hội hóa nâng cao đời sống nhân dân.
Cùng với tốc độ phát triển của thành phố về dân số, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu lao động thì công tác GDĐT tại thành phố Quy Nhơn tiếp tục được quan tâm và không ngừng phát triển về quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Hệ thống trường lớp và CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy và học tiếp tục được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và đảm bảo ngày càng tốt hơn về yêu cầu giáo dục toàn diện. Tất cả những điều kiện thuận lợi trên là cơ sở thúc đẩy sự phát triển giáo dục của thành phố Quy Nhơn trong thời gian sắp tới.