Xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo antoàn chotrẻ phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 111 - 112)

ĐỊNH 3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.2.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo antoàn chotrẻ phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi trường

kiện cụ thể của mỗi trường

3.2.2.1. Mục tiêu

Kế hoạch hóa công tác PTTNTT có vai trò rất quan trọng, giúp HT chủ động định hướng trước các nội dung, biện pháp, thời gian, giúp xây dựng tốt cơ chế phối hợp các lực lượng để thực hiện có hiệu quả công tác PTTNTT trong suốt năm học; tránh được việc thực hiện kế hoạch không xuyên suốt.

Kế hoạch hóa công tác PTTNTT giúp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch PTTNTT cho trẻ trong trường MN; chủ động dành các nguồn lực cho từng hoạt động để hoạt động PTTNTT đạt hiệu quả.

3.2.2.2. Nội dung

Kế hoạch PTTNTT cho trẻ phải xác định mục tiêu, nội dung và các biện pháp, các hình thức tổ chức giáo dục, lực lượng tham gia và phối hợp giữa các lực lượng, dự trù CSVC, tài chính, thời gian thực hiện…, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá các cá nhân, bộ phận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giáo với những yêu cầu cụ thể.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

trưởng dự thảo kế hoạch cho từng tháng, học kỳ và cả năm học. Trên cơ sở đó PHT phụ trách khâu chăm sóc nuôi dưỡng, cán bộ y tế, các GV sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể của khâu mình, lớp mình phụ trách và chủ động phối hợp thực hiện.

Khi xây dựng kế hoạch cần chú ý nội dung nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt động và thái độ của giáo viên đối với công tác PTTNTT cho trẻ trong trường MN.

Sau khi dự thảo xong kế hoạch, Hiệu trưởng phải tranh thủ sự góp ý của hội đồng sư phạm, Ban đại diện CMHS của trường để các bộ phận, cá nhân thảo luận, bàn bạc dân chủ đi đến đồng thuận, phát huy được sức mạnh tập thể để PTTNTT cho học sinh. Sau khi lấy ý kiến tham gia đóng góp của toàn hội đồng sư phạm và Ban đại diện CMHS của trường, kế hoạch PTTNTT của nhà trường chính thức được quán triệt và triển khai.

Kế hoạch cần được xây dựng gắn liền với tình hình thực thế của nhà trường, giáo viên giáo dục trẻ lồng ghép thông qua các chủ đề hàng tháng với hình thức đa dạng, phong phú.

Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc xây dựng kế hoạch PTTNTT của các lực lượng để đảm bảo sự nhất quán với mục tiêu chung của kế hoạch tổng thể.

3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Muốn có kế hoạch quản lý hoạt động PTTNTT một cách khả thi, đạt được mục tiêu đã đề ra, hiệu trưởng phải phân tích đặc điểm địa phương, đặc điểm nhà trường, mặt mạnh, yếu của đội ngũ, đặc điểm tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non, thực trạng hoạt động PTTNTT tại trường.

Trên kế hoạch của hiệu trưởng, từng cá nhân, bộ phận phải nắm chắc tình hình, đặc điểm của nhà trường, của lớp, bộ phận mình phụ trách, từ đó xây dựng bảng kế hoạch có tính khả thi và thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc. Nhà trường cần phân công hợp lý, tránh sự chồng chéo. BGH phải làm tốt công tác tuyên truyền, động viên khen thưởng cũng như trách phạt kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 111 - 112)