Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trườn g gia đình xã hội trong hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 122 - 124)

ĐỊNH 3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.2.6. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trườn g gia đình xã hội trong hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non.

3.2.6.1. Mục tiêu

Với mục tiêu GD toàn diện trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, cần phải coi trọng cả GD nhà trường, GD gia đình và GD XH. Khi có sự kết hợp giữa nhà trường - gia đình - XH sẽ tạo sức mạnh góp phần GD cho trẻ mọi lúc, mọi nơi một cách thống nhất và có hiệu quả.

94

phương pháp GD và đi đến sự thống nhất mục đích, nội dung, phương pháp GD cho trẻ, từ đó có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình – xã hội nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong thời gian ở trường cũng như ở nhà.

3.2.6.2. Nội dung

Nhà trường giúp cha mẹ trẻ nhận thức đúng về quá trình biến đổi, phát triển tâm sinh lý và ảnh hưởng của môi trường XH đối với trẻ để gia đình biết cách chủ động tìm cách phối hợp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo an toàn.

Nhà trường, GV xây dựng kế hoạch cụ thể tuyên truyền đến phụ huynh về phương pháp nuôi dạy trẻ, cách xử lý các tình huống, phòng tránh các tai nạn thường gặp, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cho trẻ còn hạn chế về mặt nhận thức và kỹ năng tự phục vụ.

Nhà trường thường xuyên có liên hệ và phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương quan tâm đến trẻ có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, động viên các em đến trường; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể trên địa bàn như Công an, Hội Phụ nữ…và các tổ chức có liên quan trong việc GD đảm bảo an toàn cho trẻ trong và ngoài nhà trường.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình- xã hội

Xây dựng kế hoạch và tổ chức cho phụ huynh tham gia thông qua các hoạt động chính khóa, ngoại khóa; nâng cao kiến thức về phòng tránh TNTT đói với trẻ

Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về trẻ trong các cuộc họp, gặp gỡ với gia đình trẻ, trong giờ đón, trả trẻ các thông tin, xử lý trong quá trình tổ chức giáo dục, đào tạo.

Nhà trường và gia đình cần thống nhất các quan điểm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và cùng nhau tiến hành các hoạt động GD có hiệu quả. Thường xuyên thông báo đến cha mẹ trẻ những biểu hiện của trẻ, kết quả chăm sóc giáo dục trẻ để cha mẹ trẻ biết giáo dục con em.

Xây dựng Ban đại diện cha mẹ trẻ của trường, lớp vững mạnh. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình - xã hội

Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với địa phương, xác định nội dung cụ thể của công tác phối hợp GD đảm bảo an toàn PTTNTT cho trẻ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể XH.

Phối hợp tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động văn hoá - XH ở địa phương như phong trào văn nghệ - thể dục thể thao, bảo vệ môi trường… nhằm tạo môi trường lành mạnh, trong sạch ở địa phương.

Xây dựng kênh thông tin thường xuyên giữa nhà trường và gia đình để kịp thời thông báo cho nhau kết quả học tập, rèn luyện của trẻ qua sổ liên lạc nhằm động viên, khích lệ những mặt tích cực đồng thời ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc về ý thức, hành vi của trẻ.

3.2.6.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh nhà trường, GV các lớp cùng với việc triển khai các nội dung khác thì nhà trường đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng môi trường đảm bảo an toàn, trong sạch để phụ huynh học sinh có thể tham gia phối hợp. Ở đây nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc huy động sức lực, kinh phí xã hội hóa để thực hiện tốt phong trào.

Trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh nhà trường đặc biệt chú ý chỉ đạo GV phát huy cao công tác chủ nhiệm lớp. Chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh của lớp mình trong việc GD trẻ bảo vệ môi trường; chấp hành nội qui, qui định của nhà trường để đảm bảo an toàn trong vui chơi; đồng thời thành lập ban phụ huynh cùng với nhà trường thường xuyên thanh kiểm tra bếp ăn, chất lượng bữa ăn, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, đồ dùng đồ chơi...

Phải tạo được phong trào xã hội hóa để huy động được nguồn tài chính thông thường là nhờ chính quyền, phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 122 - 124)