Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động PTTNTTcho trẻ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 69 - 74)

4 Tổ chức các buổi tuyên

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động PTTNTTcho trẻ

Kế hoạch PTTNTT cho trẻ ở trường Mầm non là văn bản ghi chép một cách chi tiết theo một trình tự lôgic những gì mà CBQL, GV trường mầm non phải thực hiện trong quá trình đảm bảo an toàn PTTNTT cho trẻ. Có kế hoạch các trường mới chủ động khi thực hiện nhiệm vụ và tránh được những sai sót trong tiến trình thực hiện. Để có kế hoạch phù hợp thì Ban giám hiệu phải xây dựng những dự kiến về thời gian, người thực hiện, điều kiện thực hiện và lựa chọn các phương pháp cụ thể phù hợp với đối tượng, và phù hợp điều kiện cụ thể.

Qua thực tế khảo sát, chúng tôi nhận thấy hoạt động quản lý kế hoạch PTTNTT của HT thường được thực hiện: Khi vào năm học mới, BGH nhà trường thường tổ chức kiểm tra, đánh giá về nhận thức của GV, thực trạng PTTNTT của trường, tình hình về cơ sở vật chất, đội ngũ, tài chính và chất lượng CSGD trẻ… để có những mục tiêu, định hướng và biện pháp kịp thời nhằm thực hiện mục tiêu PTTNTT của nhà trường theo hướng dẫn, chỉ thị năm học mới mà Phòng GD&ĐT chỉ đạo.

Kết quả điều tra thông qua câu hỏi số 2.14 (phần phụ lục II) các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, GV trường mầm non thành phố Quy Nhơn về công tác xây dựng kế hoạch PTTNTT cho trẻ được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.14. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động PTTNTT

TT

HT xây dựng và phổ biến kế hoạch dựa trên cơ sở yêu cầu

1 của

MN và điều kiện cụ thể của trường MN

HT xây dựng và phổ biến kế hoạch bồi dưỡng kiến thức PTTNTT đối với trẻ mầm non

2 cho GV, nhân viên thông qua

các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn, các buổi học bồi dưỡng…

HT xây dựng và phổ biến kế hoạch dựa trên cơ sở kết quả

3 thực

cho trẻ của năm học trước và những trọng tâm của năm học mới.

HT xây dựng lịch kiểm tra

4 việc

chăm sóc, giáo dục trong ngày

TT Nội dung

lớp.

HT xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm trang thiết bị

5 đảm bảo an toàn cho trẻ trong

các hoạt động tại trường. Xây dựng nội quy bảo quản, sử dụng với từng loại cụ thể. HT xây dựng và phổ biến kế hoạch phối hợp với các lực

6 lương giáo dục trong công tác

PTTNTT cho trẻ theo định kỳ hàng tháng.

HT xây dựng và phổ biến kế

7 hoạch tuyên truyền cho phụ

huynh kiến thức PTTNTT cho trẻ mầm non

Quy ước: Còn nhiều yếu kém: 1, Chưa tốt: 2; Bình thường: 3, Khá tốt: 4, Rất tốt: 5

Kết quả khảo sát ở bảng 2.14 cho ta thấy công tác xây dựng kế hoạch PTTNTT cho trẻ ở trường mầm non thành phố Quy Nhơn được thực hiện với các nội dung khá đa dạng và khoa học. Nhìn chung, các hoạt động để xây dựng kế hoạch PTTNTT cho trẻ đều được cán bộ GV trong trường phối hợp thực hiện và đạt kết quả thực hiện ở mức cao (đánh giá khá, tốt đều trên 80% trở lên). Việc HT lập kế hoạch phải dựa trên tình hình thực tế đã thực hiện được ở cơ sở mình năm học trước để xây dựng kế hoạch PTTNTT cho trẻ trong năm học kế tiếp và phải xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm đồ dùng đồ chơi trang thiết bị cho trẻ trong các

hoạt động tại trường, sau đó phân công cho từng giáo viên kiểm tra, báo cáo đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, cơ sở vật chất chưa đảm bảo an toàn ở lớp mình phụ

trách là rất tốt cho việc PTTNTT cho trẻ trong lớp và xây dựng nội quy bảo quản, sử dụng với từng loại cụ thể. Theo tác giả việc xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất trong trường rất cần thiết và cấp bách để PTTNTT cho trẻ tuy nhiên không nhất thiết phải tiến hành trang bị, sữa chữa một thời điểm trong năm học mà phải xây dựng theo lộ trình cụ thể, xem xét để dành quỹ dự phòng để mua sắm trang bị khi cần thiết.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 69 - 74)