TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 131 - 132)

Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế chúng tôi đã đưa ra 9 biện pháp nhằm quản lý hoạt động PTTNTT cho trẻ ở trường mầm non thành phố Quy Nhơn. Kết quả khảo nghiệm cho thấy đa số các biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Mỗi biện pháp có vai trò riêng song chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho các nhà quản lý giáo dục thực hiện tốt chức năng quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mình. Trong quá trình quản lý, nhà quản lý phải vận dụng phối hợp đồng bộ, sáng tạo các biện pháp đã nêu tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường sẽ đạt hiệu quả quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích như mong muốn của trẻ và gia đình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, có một số biện pháp rất cần thiết nhưng tính khả thi chưa cao, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn và thu được các giải thích cho rằng tính khả thi chưa cao là vì chưa đáp ứng được các yếu tố chủ quan thuộc về cơ sở vật chất của nhà trường. Cho nên, nếu biện pháp đề xuất được đánh giá là rất cần thiết thì hiệu trưởng cần phải khắc phục các hạn chế của các yếu tố chủ quan để mang tính khả thi cao cho biện pháp đề xuất đó.

Tóm lại, hoạt động PTTNTT cho trẻ trong trường MN là công tác vô cùng quan trọng, cấp thiết, cần phải thực hiện nghiêm túc và khoa học. TNTT không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ mà hậu quả còn kéo dài đến khi trẻ trưởng thành, cho nên công tác quản lý hoạt động này cần được hiệu trưởng trường MN và các quản lý cấp trên thật sự quan tâm và tâm huyết theo đuổi mới mong đem lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động PTTNTT cho trẻ trong trường MN hiện nay và trong tương lai.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 131 - 132)