Phân cấp quản lý trong hoạt động phòng tránh tai nạn thương tíchcho trẻ ở các trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 30 - 31)

8. Phòng tránh động vật cắn:

1.4.1.Phân cấp quản lý trong hoạt động phòng tránh tai nạn thương tíchcho trẻ ở các trường mầm non

trẻ ở các trường mầm non

* Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố: trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ tham mưu UBNDTP ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo tăng cường quản lý đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ đồng thời thực hiện tốt phân cấp quản lý giáo dục tại địa phương. Công tác thanh tra, kiểm tra được Phòng GD&ĐT thành phố phối hợp với các ban ngành tiến hành, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc và hướng dẫn các cơ sở GDMN thực hiện nghiêm túc việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Phối hợp với ngành y tế trong công tác chỉ đạo hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn trong các cơ sở GDMN để tổ chức tốt bữa ăn bán trú cho trẻ tại trường.

28

Ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo y tế trường học, lên kế hoạch và biện pháp cụ thể để thực hiện ngay từ đầu năm học đồng thời kế hoạch được từng thành viên trong trường thống nhất, các bậc cha mẹ nắm rõ để ủng hộ. Có các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích.

* Giáo viên:

GV có vai trò vô cùng quan trọng trong việc PTTNTT cho trẻ bởi GV là người tiếp xúc trực tiếp và gần gũi nhất với trẻ ở trường học. Với đặc thù sinh hoạt nội trú trong trường học, suốt thời gian sinh hoạt ở trường, GV là người lớn duy nhất trực tiếp tiếp xúc, bao quát, theo dõi, giám sát các hoạt động của trẻ. Vì vậy GV phải có chuyên môn về công tác chăm sóc, nuôi, dạy trẻ , được dự các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng về phòng và xử trí một số tai nạn thường gặp cũng như các kỹ năng mềm khác, luôn quan sát bao quát trẻ mọi lúc, mọi nơi, không làm việc riêng, không được bỏ lớp. Biết cách sơ cứu, cấp cứu khi tai nạn xảy ra. Chính GV là người có thể nhìn thấy nguy cơ sớm nhất những tai nạn có thể xảy ra với trẻ để từ đó có thể đưa ra biện pháp phòng ngừa, bảo vệ trẻ. GV phối hợp với nhà trường và phụ huynh tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lý và thân thể; Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ và y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ. GV phải biết tổ chức lồng ghép nội dung PTTNTT giáo dục về an toàn cho trẻ trong tất cả các hoạt động theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.

1.4.2. Nội dung quản lý của hiệu trưởng trong hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 30 - 31)