Xây dựng môi trường đảm bảo antoàn phòng tránh TNTTcho trẻ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 118 - 122)

ĐỊNH 3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.2.5. Xây dựng môi trường đảm bảo antoàn phòng tránh TNTTcho trẻ

3.2.5.1. Mục tiêu

Trẻ em là lứa tuổi đang hình thành và phát triển rất mạnh về mọi mặt, cơ thể còn non nớt nên vấn đề môi trường an toàn sẽ có tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, do vậy việc xây dựng một môi trường đảm bảo an toàn PTTNTT là vấn đề vô cùng quan trọng trong các nhà trường mầm non. Với người CBQL thì việc xây dựng một môi trường nhà trường đảm bảo an toàn, “ xanh - sạch -

90

đẹp”, công tác vệ sinh trường lớp, vệ sinh các thiết bị đồ dùng luôn sạch sẽ, ngăn nắp, phù hợp với từng độ tuổi và đảm bảo an toàn cho trẻ; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo…là các điều kiện tiên quyết và quan trọng đối với công tác quản lý của mình và điều đó giúp nhà trường nâng cao được uy tín, chất lượng trong PTTNTT cho trẻ.

Tăng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất hợp lý, đầy đủ, đồng bộ và từng bước hiện đại, phục vụ tốt nhất cho hoạt động PTTNTT cho trẻ trong trường MN góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.

Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất của nhà trường để phát hiện những vật dụng không đảm bảo an toàn cho trẻ để kịp thời đề xuất, trang bị và sửa chữa.

Nâng cao trách nhiệm của mỗi người để bảo quản, quan sát, kiểm tra cơ sở vật chất của trường, lớp để phát hiện những vật dụng không đảm bảo an toàn cho trẻ để báo cho BGH kịp thời trang bị và sửa chữa đảm bảo an toàn cho trẻ.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Môi trường, lớp an toàn:

+ Lớp học đảm bảo sạch sẽ không có mùi, nền nhà khô ráo không trơn trượt không mấp mô, cánh cửa không rỉ rét, không bong tróc, tủ giá đồ chơi đảm bảo vững chắc không lung lay không đổ gãy...

+ Hàng ngày, hàng tuần có kế hoạch cụ thể để tổng vệ sinh phòng học lớp như: lau các cửa sổ, giá đồ chơi, giặt chiếu gối, phơi chăn, màn. Sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng tránh bụi bẩn, giày dép để đúng nơi quy định.

+ Đảm bảo nguồn nước sạch sẽ (nước máy hoặc nước giếng), 100% trẻ

phải được uống nước đun sôi để nguội hoặc nước đóng bình của các nhà sản xuất.

+ Tổ chức cho trẻ hoạt động các góc phù hợp, đủ ánh sáng…

- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm, chất

lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Đối với trẻ mầm non việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với trẻ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non khi sử dụng các thực phẩm ban giám hiệu trường mầm non cần chú ý:

Thực hiện nội dung GD xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch trong các hoạt động học. Hiện nay việc tích hợp GD về môi trường an toàn, trong sạch ở trường mầm non trong một số hoạt động học là bắt buộc. Nếu các GV biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này trong các hoạt động của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Sở dĩ như vậy, vì cô giáo vừa là những tấm gương thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Lời nói của cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng.

Nhà trường tổ chức tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho GV về cách thức và những nội dung để xây dựng một môi trường an toàn trong sạch nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép GD môi trường trong các giờ học chính khóa. Như tổ chức hoạt động mẫu cho GV toàn trường rút kinh nghiệm. Tổ chức hội giảng theo các tổ để GV trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp tổ chức các hoạt động phù hợp với đối tượng các cháu từng nhóm lớp.

Lập kế hoạch xây dựng sửa chữa đối với các điểm trường, khu vực xuống cấp. Lên kế hoạch trang bị mới, sửa chữa đồ dùng, đồ chơi, thiết bị để phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ an toàn.

Hàng năm vào đầu năm học, Hiệu trưởng, ban mua sắm nhà trường cần lên dự kiến kế hoạch trang bị đồ dùng đồ chơi, sửa chữa cơ sở vật chất, đồ chơi ngoài trời cho các lớp nhằm tạo ra đảm bảo đầy đủ đồ dùng đồ chơi góp phần PTTNTT cho trẻ trong trường MN.

Huy động các nguồn tài trợ giáo dục, tiết kiệm chi tiêu để bổ sung thêm nguốn kinh phí để tăng cường nguồn lực tài chính và CSVC cho nhà trường.

Có kế hoạch kiểm tra cơ sở vật chất định kì giúp GV, CNV trong nhà trường nâng cao ý thức trách nhiệm với cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn choc ho trẻ.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Thực hiện theo chủ đề năm học “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, vì vậy ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo cấp trường do hiệu trưởng nhà trường làm trưởng ban, từ đó xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của trường nhằm

92

thực hiện từng nội dung và triển khai thực hiện ngay từ đầu năm học, phân công cụ thể cho thành viên trong ban chỉ đạo để chủ trì, phối hợp trong các hoạt động của phong trào.

Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ. Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, GV chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao. Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo cáo với BGH những nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ ở khu vực của lớp mình quản lý.

Bố trí sắp xếp hợp lý an toàn khi sử dụng các loại đồ dùng như: tủ, bàn, chậu hoa lá để tạo môi trường thoải mái, sạch đẹp cho cán bộ, GV, các cháu học tập, làm việc. Xây dựng môi trường xanh trong các trường học.

Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, sửa chữa các công trình trong nhà trường.

Huy động các nguồn tài trợ giáo dục từ phía phụ huynh, các công ty cùng chung tay góp sức để tăng cường nguồn lực tài chính cho nhà trường trong vệc trang bị, sửa chữa CSVC như sân trường, cải tạo sân vườn, sửa chữa đồ chơi ngoài trời…

CSVC tốt thể hiện ở chỗ trường lớp khang trang, sạch đẹp, là một điều kiện cần thiết để PTTNTT cho trẻ trong trường MN, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, do dó hiệu trưởng cần xác định bằng văn bản, lên kế hoạch chi tiết, cụ thể để có thể thực hiện kế hoạch dễ dàng.

Động viên, khen thưởng kịp thời đối với những thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trong các buổi họp cần tuyên truyền đến BGH, GV, NV trong nhà trường các quy định theo Điều lệ trường MN, quy chế của ngành, nội quy của nhà trường để đảm bảo chế độ an toàn cho trẻ.

Đối với đội ngũ sư phạm nhà trường có thể tổ chức lồng ghép vào các buổi họp Hội đồng sư phạm, qua sinh hoạt câu lạc bộ giáo viên, có thể tổ chức cho giáo viên tìm hiểu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều trò chơi, đố vui

có thưởng hoặc trò chơi hái hoa dân chủ, trắc nghiệm, tổ chức hội thi về PTTNTT.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị để xây dựng kế hoạch phù hợp

Phải có một bộ phận chuyên trách, theo dõi và thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch về xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch đã đề ra. Phải có sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các thành viên trong nhà trường và của cha mẹ học sinh .

Xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch không chỉ trên bài giảng, trong cuộc sống hàng ngày. Các cô giáo, NV chăm sóc trẻ phải đi tiên phong trong việc thực hiện về sắp xếp khoa học hợp lý đồ dùng thiết bị, giữ gìn, xây dựng và phát triển môi trường trong sạch, an toàn… thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp đôi.

GV, NV giảng dạy và chăm sóc nên khuyến khích các cháu tự giám sát việc xây dựng và bảo vệ môi trường. Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương cũng đã góp phần hình thành ý thức môi trường an toàn góp phần tích cực PTTNTT ở trẻ.

Cán bộ quản lý nhà trường phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về xây dựng môi trường, coi đó như một hoạt động chuyên môn của trường.

Thực hiện xã hội hóa huy động tài trợ từ phía phụ huynh cần công khai, minh bạch và đúng theo quy định.

Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải đa dạng, phong phú, đảm bảo an toàn, đúng chuẩn, đúng quy cách, quy định và đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục theo quy định.

3.2.6. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong hoạtđộng phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w