Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động đảm bảo antoàn chotrẻ của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 117 - 118)

ĐỊNH 3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.2.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động đảm bảo antoàn chotrẻ của giáo viên

về mọi mặt từ hậu cần đến chăm sóc theo dõi trẻ.

3.2.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ củagiáo viên giáo viên

3.2.4.1. Mục tiêu

PTTNTT là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường. Kiểm tra đánh giá để nắm được những thuận lợi, khó khăn, khắc phục kịp thời những nguy cơ gây ra TNTT, nhằm nâng cao ý thức thực hiện qui chế của GV, tạo nền nếp và chất lượng cao trong chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng uy tín của nhà trường. Mặt khác kiểm tra trường có thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra hay không để có thể điều chỉnh, hỗ trợ giáo viên khi cần thiết hoặc xử lý nghiêm đối với những trường hợp gây ảnh hưởng đến an toàn của trẻ. Giảm tối đa TNTT cho trẻ trong trường, lớp MN.

3.2.4.2. Nội dung

Phòng Giáo dục thực hiện kiểm tra đánh giá theo Thông tư số 13/2010/TT – BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐT, kiểm tra việc các trường tổ chức các hoạt động trong ngày của trẻ: Giờ ăn, giờ ngủ, giờ học, hoạt động vui chơi ngoài trời, đi sinh hoạt dã ngoại.

Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất vào những thời điểm khác nhau để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, thiếu sót, có những chỉ đạo sát thực và có hiệu quả. BGH xây dựng kế hoạch để GV kết hợp chặt chẽ với CMHS trong công tác PTTNTT cho trẻ ở trường MN. Trong quá trình quản lý nếu phát hiện sai phạm về việc đảm bảo an toàn cho trẻ, nhà trường cần có những biện pháp xử lý nghiêm để công tác PTTNTT cho trẻ ở trường đạt hiệu quả tốt.

HT thực hiện dự thảo tiêu chuẩn và qui trình đánh giá, tổ chức cho CB, GV, CNV thảo luận, góp ý bổ sung. Ban An toàn trường học điều chỉnh, hoàn thiện nội dung trình Hiệu trưởng duyệt và tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá theo đúng quy trình và tiêu chuẩn.

Phân công CBGVNV thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất giáo viên thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ. Việc kiểm tra được thực hiện theo đúng quy trình, ghi nhận đầy đủ nội dung kiểm tra, nhận xét của người kiểm tra để người được kiểm tra rút kinh nghiệm cho việc tổ chức hoạt động.

Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính công khai, chính xác, khách quan. Nhận xét đánh giá phải cụ thể. Sau kiểm tra đánh giá, Hiệu trưởng phải quan tâm đến việc điều chỉnh hoạt động, để người được kiểm tra làm việc tốt hơn.

CMHS cùng phối hợp với nhà trường quan sát, kiểm tra, góp ý để nhà trường thực hiện ngày càng tốt hơn.

3.2.4.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

BGH xây dựng kế hoạch rõ ràng cụ thể, các văn bản pháp quy cần thiết và thiết thực để đánh giá hoạt động PTTNTT. Có sự chỉ đạo sát sao, có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong nhà trường.

Xây dựng chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với công tác PTTNTT cho trẻ trong trường MN. Bố trí thời gian, con người và các điều kiện phục vụ công tác kiểm tra các trường, lớp MN.

Thời gian kiểm tra đưa ra phải phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ, mang tính chất tổng kết kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w