ĐỊNH 3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Làm cho đội ngũ GV, NV nhận thức rõ về vị trí vai trò, nhiệm vụ của mình. Xác định trách nhiệm tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn, NVsư phạm tốt là cần thiết.
Giúp GV, NV hiểu được mục tiêu, chương trình đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. GV, NV xác định được vai trò, nhiệm vụ của mình đáp ứng ngày càng cao của ngành từ đó buộc mỗi GV, NV phải tự hoàn thiện mình.
80
giảng dạy.
Tổ chức các lớp học và các khóa đào tạo ngắn hạn cho giáo viên để nâng cao các kỹ năng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ như kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phối hợp tổ chức thực hiện giữa các bên, kỹ năng chỉ đạo thực hiện cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, GD, giác ngộ.
Tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chính trị trong nhà trường; Tổ chức nghe báo cáo, thời sự, chính sách phát triển GD đào tạo của ngành và của địa phương.
Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên trong trường. Hàng năm, nhà trường mời báo cáo viên về bồi dưỡng các kỹ năng tuyên truyền cho các đối tượng như ban giám hiệu, GV, NV, nhằm huấn luyện đội ngũ này thành những tuyên truyền viên tốt có được phong cách trình bày, ngôn ngữ mạch lạc, dễ hiểu khi truyền đạt thông tin đến phụ huynh, biết lắng nghe, tóm tắt những câu hỏi, các ý kiến thắc mắc để trả lời, giải thích tư vấn cho phụ huynh. Ngoài ra, BGH nhà trường cần tạo điều kiện để đội ngũ tuyên truyền được tham gia các lớp bồi dưỡng về đảm bảo an toàn PTTNTT cho trẻ, sơ cấp cứu các tai nạn thương tích cho trẻ… cung cấp các tài liệu cho các tuyên truyền viên giúp họ nắm chắc những kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn về PTTNTT cho trẻ và đặc biệt cần cập nhật các kiến thức mới, các vấn đề thời sự đang diễn ra trong cuộc sống, xã hội.
Đối với đội ngũ sư phạm nhà trường có thể tổ chức lồng ghép vào các buổi họp Hội đồng sư phạm, qua sinh hoạt câu lạc bộ giáo viên, có thể tổ chức cho giáo viên tìm hiểu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhiều trò chơi, đố vui có thưởng hoặc trò chơi hái hoa dân chủ, trắc nghiệm, tổ chức hội thi về PTTNTT.
Tích cực phổ biến những quy định của ngành về kiến thức CSGD trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và Y tế, các cấp chính quyền địa phương trong việc nâng cao chất lượng PTTNTT cho trẻ.
Ngoài công tác tuyên truyền trực tiếp, hướng dẫn GV tuyên truyền qua các góc, các bản tin, phương tiện thông tin đại chúng và các tạp chí của ngành để tuyên truyền
về những kết quả và các giải pháp phát triển mầm non ở địa phương.
Thu thập các ý kiến từ phụ huynh, và một số người trong ban đại diện cha mẹ trẻ kiểm tra tập hợp ý kiến, đề xuất hướng giải quyết.
Mời báo cáo viên, bác sĩ ở các trung tâm y tế, trạm y tế phường đến báo cáo cho GV, NV và CMHS về nội dung PTTNTT cho trẻ trong trường MN, các kỹ thuật sơ cấp cứu cho trẻ.
Thành lập đội sơ cứu của truờng thường xuyên tập huấn cho giáo viên các kỹ thuật sơ cứu để GV có thể thực hiện thao tác thuần thục khi xảy ra tình huống.
Động viên, khen thưởng kịp thời đối với những thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiệu trưởng chỉ định người chịu trách nhiệm chính, lên kế hoạch cụ thể và phân công từng khối lớp thực hiện xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến phụ huynh. Sau đó phân công phó hiệu trưởng thực hiện việc phân bố và kiểm tra thực hiện các cuộc họp lồng ghép các nội dung tuyên truyền, các chuyên đề của các lớp. Lên hoạt động giờ học cho phụ huynh dự giờ
Hiệu trưởng cần trích ra một phần kinh phí hợp lý trang bị các trang thiết bị đầy đủ cho hoạt động chuyên đề này, đây là hình thức thực hiện rất thiết thực, phù hợp với điều kiện hoạt động của đơn vị nên đem lại kết quả rất khả quan. Khi xem trẻ học CMHS được xem họ cảm thấy phấn khởi khi nhà trường tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa, uy tín nhà trường sẽ được nâng lên. Bên cạnh đó những gì mà họ được xem cũng đã tác động giúp họ cập nhật kiến thức và nâng cao nhận thức.
Ngoài ra ở mỗi học kỳ nhà trường tổ chức tham quan dã ngoại có mời phụ huynh tham gia thực tập chữa cháy, thoát nạn. Trẻ và phụ huynh sẽ thoát nạn theo hiệu lệnh hướng dẫn của GV, trẻ biết cách di chuyển tránh xa nơi cháy, không xô đẩy bạn…. Đối với những buổi học thực tế thế này phụ huynh rất an tâm và trẻ rất hứng thú và đồng thời hình thành cho trẻ kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn rất tốt. Cùng
với phụ huynh sưu tầm những bài thơ, nhạc, vè, chuyện kể, kịch… phù hợp với chương trình hoặc sử dụng những tình huống trong thực tế nhằm giáo dục trẻ nhận biết những vị trí, vật dụng, hành động, trò chơi có nguy sơ gây ra tai nạn.
82