8. Phòng tránh động vật cắn:
1.3.3.5. Phòng chống tai nạn thương tích trong thực hiện chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non
của trẻ ở trường mầm non
Thực hiện chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non là sự luân phiên rõ ràng và hợp lý các dạng hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ trong một ngày, nhằm thỏa mãn đầy đủ về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể phát triển tốt. Chế độ sinh hoạt là điều kiện quan trọng để GD thể chất cho trẻ có kết quả. Khi chế độ sinh hoạt trở thành thói quen thì nó giúp trẻ phát triển tính độc lập tích cực, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ có được những phẩm chất thói quen đạo đức, sinh hoạt, có nề nếp theo trật tự thời gian. Thực hiện chế độ sinh hoạt cần đảm bảo các yêu cầu sau: Chế độ sinh hoạt ở trường mầm non được xây dựng trên cơ sở những đặc điểm sinh lý, tâm lý của trẻ, trên cơ sở nhiệm vụ GD và điều kiện sinh hoạt quyết định. Chế độ sinh hoạt phải thể hiện rõ các hoạt động trong ngày của trẻ, được trình tự theo trình tự nhất định, phù hợp với chức năng cơ thể, với môi trường sống. Chế độ sinh hoạt cần đảm bảo thời gian cần thiết cho mỗi hoạt động trong ngày phù hợp với nhu cầu sinh lý và khả năng hoạt động của các độ tuổi. Ví dụ: Trẻ từ 1- 5 tháng ăn 6 bữa trong ngày; trẻ từ 5-12 tháng ăn 5 bữa trong ngày; trẻ từ 12-72 tháng ăn bốn bữa trong ngày. Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo sự cân bằng giữa các hoạt động và nghỉ ngơi, giúp trẻ có thể tiến hành hoạt động dưới nhiều dạng khác nhau và tránh quá sức đối với trẻ. Chế độ sinh hoạt phải được lặp đi lặp lại tránh xáo trộn nhiều để tạo thói quen, nề nếp cho trẻ. Chế độ sinh hoạt phải được tổ chức một cách linh hoạt cho phù hợp đối với mọi trẻ; đồng thời chế độ sinh hoạt cần chú ý tới những đặc điểm riêng của từng trẻ: với những trẻ yếu, hệ thần kinh dễ bị kích thích thì cần tăng cường thời gian ngủ, nghỉ ngơi nhiều hơn các trẻ khác. 29 Để đảm bảo thực hiện
đúng chế độ sinh hoạt, trường mầm non cần phải chia trẻ thành các nhóm khác nhau theo lứa tuổi. Mỗi nhóm tuổi là một lớp và có chế độ sinh hoạt riêng, nhằm đảm bảo cho việc GD trẻ diễn ra thuận lợi và dễ dàng, giúp cơ thể trẻ phát triển tốt. Các hoạt động diễn ra trong ngày của trẻ là ăn ngủ, vui chơi, học tập, lao động… Các hoạt động này được phân định rõ ràng trong chế độ sinh hoạt theo trình tự và thời gian khác nhau theo lứa tuổi. Việc thực hiện chế độ sinh hoạt không cứng nhắc, khi áp dụng với mỗi trẻ cần có sự linh hoạt thích hợp. Có thể xê dịch thời gian biểu ở mức độ cần thiết. Chẳng hạn, khi trẻ đang quá ham chơi và chưa có biểu hiện mệt mỏi, có thể kéo dài thời gian 3-5 phút đối với tuổi mẫu giáo, nếu cần ngủ sớm hay dậy sớm khi có yêu cầu, một số trẻ suy dinh dưỡng cần ăn bữa bổ sung.
1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCHCHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON