Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, CMHS về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 107 - 108)

ĐỊNH 3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, CMHS về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

3.2.1.1. Mục tiêu

Hoạt động PTTNTT cho trẻ mầm non muốn đem lại kết quả cao thì trước hết phải làm cho đội ngũ GV, NV những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ PTTNTT cho trẻ và cha mẹ trẻ có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về ý nghĩa, những nội dung, trách nhiệm của bản thân trong PTTNTT cho trẻ, đặc biệt là mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, cũng như các nội dung về quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích. Từ đó sẽ tạo ra động cơ và tính tích cực, chủ động của GV, NV khi tham gia PTTNTT cho trẻ.

Thay đổi cách suy nghĩ cũ, nâng cao ý thức trách nhiệm cho GV, NV, trong hoạt động PTTNTT cho trẻ MN, từ đó giúp họ có hành động đúng, đảm bào an toàn cho trẻ.

Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Phổ biến những kiến thức cơ bản như kỹ năng thoát hiểm, biết cách tránh xa nơi nguy hiểm, tự bảo vệ bản thân… Phụ huynh có ý thức trong việc giáo dục cho con em những kỹ năng cần thiết tại nhà.

3.2.1.2. Nội dung

Các cấp quản lý cần xác định nâng cao nhận thức cho GV, NV là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong nghị quyết lãnh đạo và quản lý, có kế hoạch theo giai đoạn, năm học, nêu rõ chủ trương, nội dung, chỉ tiêu, giải pháp lãnh đạo tổ chức thực hiện để làm tốt công tác tuyên truyền quán triệt trong đội ngũ GV, NV.Tổng kết rút kinh nghiệm công tác thông tin tuyên truyền GD, biểu dương, khen thưởng

kịp thời những GV, NV có thành tích triển khai, thực hiện tốt công tác PTTNTT cho trẻ, đồng thời kiên quyết uốn nắn, nhắc nhở những GV, NV làm chưa đúng, có biện pháp hành chính cụ thể đối với những GV, NV thực hiện không nghiêm túc PTTNTT, còn để xảy ra mất an toàn cho trẻ.

Xây dựng đội ngũ GV giỏi làm nòng cốt trong việc thực hiện hoạt động PTTNTT cho trẻ, liên hệ mời báo cáo viên, bác sĩ Trung tâm Y tế dự phòng tổ chức báo cáo chuyên đề: Các loại thương tích có thể xảy ra với trẻ em lứa tuổi mầm non, các kỹ thuật sơ cứu, phòng tránh các nguy cơ có thể gây tai nạn cho trẻ… tập huấn định kỳ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Trong điều kiện có thể của trường, tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu chuyên môn nhằm giúp GV nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động PTTNTT cho trẻ ở trường MN.

CBQL, GV và NV trong nhà trường cần nắm vững và thực hiện tốt các quy định theo Điều lệ Trường MN, quy chế của ngành, nội quy của nhà trường.

Ngoài ra đối tượng tham dự còn mở rộng đến nhân viên và cha mẹ học sinh giúp tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động PTTNTT cho trẻ đến đội ngũ CBQL, GV, NV và cả CMHS, cộng đồng, góp phần PTTNTT cho trẻ.

Tuyên truyền trong các cuộc họp phụ huynh, các buổi tư vấn sức khỏe, các chuyên đề nhà trường mời phụ huynh tham gia như: “Kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra các sự cố trong cuộc sống: Bị bắt cóc, lạm dụng tình dục, ..., Kỹ năng PTTNTT ở mọi lúc mọi nơi”.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 107 - 108)

w