Thực trạng nhận thức của giáo viên về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các trường mầm non thành phố Quy Nhơn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 51 - 55)

4 động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các trường mầm non thành phố Quy Nhơn

Để có thể lượng hóa và đánh giá toàn diện hơn sự nhận thức của giáo viên nhà trường đối với hoạt động PTTNTT, tôi tiến hành khảo sát trình độ nhận thức của GV về tầm quan trọng và mục đích của hoạt động PTTNTTcho trẻ ở các trường mầm non thành phố Quy Nhơn như sau:

Bảng 2.6. Nhận thức của GV về PTTNTT cho trẻ mầm non

TT Nội dung

Phòng tránh TNTT cho trẻ

1 là hoạt động trọng tâm của

trường MN Phòng tránh TNTT giúp trẻ 2 phát triển thể chất và tâm sinh lý Phòng tránh TNTT giúp trẻ 3 hình thành những kĩ năng

bảo vệ an toàn cho bản thân Phòng tránh TNTT giúp trẻ

4 hình thành những kĩ năng tự

phục vụ trong sinh hoạt Phòng tránh TNTT giúp trẻ

5 hình thành những thói quen

giữ vệ sinh cá nhân

Phòng tránh TNTT là nền tảng

6 cho sự phát triển toàn diện

cho trẻ

46

trường MN từ đó giúp đứa trẻ hình thành kỹ năng tự bảo vệ mình để PTTNTT cho bản thân giúp trẻ phát triển thể chất và tâm sinh lý, hình thành những kĩ năng tự phục vụ trong sinh hoạt và là nền tảng cho sự phát triển toàn diện cho trẻ. GV cho rằng việc đứa trẻ xảy ra TNTT trong giờ hoạt động của lớp ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian chăm sóc những trẻ khác trong lớp và cũng ảnh hưởng tâm lý của những trẻ trong lớp nhất là tâm lý lo lắng của GV, BGH nhà trường. Tác giả cho rằng TNTT ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù nhiều biện pháp PTTNTT cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì TNTT vẫn chưa giảm. Phần lớn các trường hợp TNTT trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn như tai nạn: trượt ngã ở nhà vệ sinh, sân chơi, hành lang do trơn trượt (trường mầm non), bỏng nước sôi, điện giật, đuối nước…(tại nhà). Bởi vậy, hạn chế tối đa TNTT cho trẻ trước hết cần sự hiểu biết, quan tâm, chăm sóc của GV, CMHS và cả xã hội.

Bảng2.7. Nhận thức về mục đích của hoạt động PTTNTT cho trẻ ở trường MN

TT Nội dung

Để góp phần phòng chống

1 TNTT cho trẻ trong suốt thời

gian trẻ hoạt động tại trường

2 Để đạt mục tiêu kế hoạch

năm học đề ra

3 Để thực hiện nhiệm vụ công

tác hàng ngày

4 Chỉ làm đúng nhiệm vụ mà

nhà trường yêu cầu

5 Để bảo vệ an toàn sức khỏe,

tính mạng của trẻ

6 Góp phần vào sự phát triển

Kết quả khảo sát trên cho thấy GV đã có nhận thức đúng đắn về mục đích của hoạt động PTTNTT cho trẻ ở trường mầm non. Có 69% GV (điểm TB 4.1)

47

hoàn toàn đồng ý cho rằng PTTNTT cho trẻ ở trường mầm non nhằm mục đích góp phần phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong suốt thời gian trẻ hoạt động tại trường, 65,8% GV (Điểm TB 4.7) hoàn toàn đồng ý rằng để bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ; 51%GV đồng ý chorằngviệc phòng tránh tai nạn thương tích góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ sau này; còn lại ở một số mục đích khác như để đạt mục tiêu kế hoạch năm học đề ra, để thực hiện nhiệm vụ công tác hàng ngày, chỉ làm đúng nhiệm vụ mà nhà trường yêu cầu thì GV chỉ đồng ý với mục đích này mà thôi, thậm chí có (7-14%) GV không đồng ý hoặc phân vân với ý kiến “việc đảm bảo an toàn trẻ nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hàng ngày và

làm đúng theo nhiệm vụ nhà trường yêu cầu” vì nếu thực hiện như thế người giáo

viên không có tâm với nghề. Đã là người GVMN cần xác định rõ, nguy cơ trẻ MN gặp tai nạn trong trường học luôn tiềm ẩn và rất khó lường nên GV coi việc đảm bảo an toàn cho trẻ là tiêu chí quan trọng hàng đầu, là việc làm hết sức cần thiết trong mỗi buổi đến trường của các em, đảm bảo một môi trường học tập, vui chơi an toàn, lành mạnh. Muốn có được sự yên tâm, tin tưởng cho các bậc phụ huynh và sự thành công trong nghề nghiệp của GV thì việc chăm sóc trẻ thật cẩn thận không để trẻ xảy ra bất kì TNTT nào rất thiết yếu và quan trọng.Vì vậy tác giả thấy cần có các chuyên đề bồi dưỡng, nâng cao đạo đức nhà giáo trong giai đoạn xã hội hiện nay để nâng cao ý thức trách nhiệm và cái tâm của người giáo viên nhất là giáo viên mầm non và tổ chức các chuyên đề, kỹ năng sống trang bi những kiến thức cần thiết cho trẻ…

2.3.1.3. Thực trạng nhận thức của cha mẹ học sinh về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ các trường MN thành phố Quy Nhơn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w