KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 132 - 133)

1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non là một việc đóng vai trò quan trọng và hết sức cấp bách trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ hiện nay. Các cơ sở giáo dục mầm non cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.

Trong phạm vi của luận văn, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn, nhằm đề xuất các biện pháp có tính khả thi cao trong hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non.

1.2. Về thực tiễn

Qua nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các trường mầm non thành phố Quy Nhơn, tác giả thấy rằng việc quản lý hoạt động này đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như sau:

+ Công tác xây dựng kế hoạch: Chưa cụ thể hóa, chưa dựa trên cơ sở yêu cầu của Chương trình Giáo dục Mầm non và điều kiện cụ thể của trường mầm non.

+ Công tác tổ chức thực hiện: Cán bộ quản lý chưa thực hiện có hiệu quả

phân công cho giáo viên xây dựng kế hoạch chuyên môn có lồng ghép nội dung dạy trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích.

+ Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện: Chưa được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.

Những tồn tại nêu trên do điều kiện cơ sở vật chất của các trường chưa được đầu tư đúng mức, diện tích sân chơi nhỏ, đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động ngoài trời chưa thật sự đảm bảo an toàn vì kinh phí để trang bị và sửa chữa các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non do nhà nước cấp và một phần xã hội hóa giáo dục. Một số đồ chơi, học cụ cho trẻ do giáo viên tự làm từ các nguyên vật liệu

102

tái chế, chưa thật sự đảm bảo an toàn, điều này ảnh hưởng không ít đến hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Do đó, việc thực hiện công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non chưa đạt kết quả khả quan.

1.3. Các biện pháp đề xuất

Từ việc thấy rõ những tồn tại nêu trên, tác giả đã đề xuất những biện pháp hợp lý, khả thi nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thành phố Quy Nhơn. Nội dung những biện pháp đề xuất cụ thể như sau:

1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV trong hoạt động đảm bảo AT cho trẻ

2. Xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn cho trẻ phù hợp với điều kiện cụ thể

của mỗi trường

3. Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ

4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ của giáo

viên

5. Xây dựng môi trường đảm bảo an toàn PTTNTT cho trẻ

6. Tăng cường sự phối hợp giữa NT,GĐ,XH trong hoạt động PT TNTT cho

trẻ

Qua thực tế khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nêu trên, đa số cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đều đánh giá các biện pháp này rất cấp thiết và mang tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn của đơn vị.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w