Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động đảm bảo antoàn cho trẻ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 112 - 117)

ĐỊNH 3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động đảm bảo antoàn cho trẻ.

84

Nhằm tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc - giáo dục, nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá; chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại trên cơ sở kế thừa truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Cùng với đó, việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động thực hành, trải nghiệm phải được đảm bảo, cụ thể hóa tại các văn bản hướng dẫn, đợt bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn trong năm học; một trong những yêu cầu xuyên suốt đối với hoạt động giáo dục trẻ được xác định đó là phải bám sát, đảm bảo mục tiêu chương trình GDMN; mỗi hoạt động dạy học dù trong lớp học hay trải nghiệm thực tế cũng đều hướng đến mục đích trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ; các nhà trường cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để các bé có những hoạt động vui - khỏe - an toàn.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong việc PTTNTT cho trẻ, giáo viên được chủ động trong các hoạt động để từ đó xây dựng được kế hoạch hoạt động phù hợp với thực tiễn. Giáo viên là người trực tiếp thực hiện nên những điều kiện cần đáp ứng cho hoạt động, họ là người nắm rõ. Do vậy khi giao trách nhiệm và được tạo điều kiện từ phía nhà trường đã tạo được động lực và ý thức tự giác, từ đó việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động được yên tâm hơn. Ngoài các hoạt động CSGD và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường, giáo viên đồng thời cũng là người kiểm tra, đánh giá chất lượng từng trẻ. Việc giao trách nhiệm và tạo điều kiện cho GV trong việc giáo dục PTTNTT cho trẻ bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực của trẻ thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại, hài hòa. Giáo viên có thể chủ động trong kế hoạch, chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong những tình huống rủi ro khi tai nạn xảy ra; đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với trẻ trong từng độ tuổi, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho GV trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục

phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Tăng cường các hoạt động giáo dục thực hành, trải nghiệm, giáo dục trẻ biết PTTNTT bằng trải nghiệm thực tế “học bằng chơi - chơi mà học”. Hoạt động này đã tạo cho các bé niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khi va chạm với các tình huống trong thực tế, trẻ dễ dàng thể hiện cảm xúc, những kỹ năng xử lý; từ đó bộc lộ những điểm mạnh, yếu của mình - điều mà khi học trong môi trường lý thuyết, sách vở rất ít khi có được. Hoạt động thực hành, trải nghiệm vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro ảnh hưởng đến an toàn cho trẻ.

Những trải nghiệm thực tế ngoài trường đáng nhớ ở tuổi MN như những nội dung cho trẻ khám phá xã hội về lễ hội, truyền thống văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thường khó đối với giáo viên, theo cách tiếp cận dạy học xưa giáo viên thường chú trọng đến tranh ảnh, sưu tầm video cho trẻ xem và học thụ động. Nhưng với việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường môi trường xã hội, cho trẻ được cảm nhận thông qua thực tế hiện nay nhiều trường MN trong huyện đã tổ chức các hoạt động hết sức thiết thực và ý nghĩa. Trẻ được sống trong khung cảnh của lễ hội, được tận mắt nhìn và sờ vào những di sản của quê hương, được tham gia các hoạt động văn hóa của địa phương như hoạt động ngày hội văn hóa quê em, tham quan trường tiểu học, doanh trại bộ đội, các khu di tích lịch sử ở địa phương, viếng nghĩa trang liệt sỹ…

Với những lợi ích trong rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, phương pháp học này đã nhận được phản ứng tích cực từ phụ huynh cũng như trẻ và xã hội. Hầu hết trẻ đều rất hào hứng và phấn khởi, phụ huynh cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc cho con hòa nhập, trải nhiệm thực tế. Tuy vậy việc tổ chức đưa đón trẻ, môi trường bên ngoài nơi trẻ đến sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, do vậy việc giáo dục trẻ kỹ năng PTTNTT là điều rất quan trọng.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

86

tình yêu thương và trách nhiệm bảo vệ trẻ của đội ngũ GVMN. Giáo viên phụ trách các nhóm/ lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở nhóm/lớp học. Vai trò của giáo viên thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả CSGD của trẻ và đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Để GV có trách nhiệm với nhiệm vụ được phân công, toàn tâm toàn ý vì con trẻ thì việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương và trách nhiệm bảo vệ trẻ là việc làm thường xuyên, liên tục. Những hành vi bạo hành trẻ hiện nay thường xuất hiện nhiều trong phản ánh của phụ huynh cũng xuất phát từ thiếu ý thức trách nhiệm và tình yêu thương của người trông trẻ. Vì vậy ở trường MN các GV như người mẹ thứ 2 trong việc chăm sóc và PTTNTT cho trẻ. GV thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ, tạo nề nếp sinh hoạt cho trẻ.

Nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, khuyến khích giáo viên tự học và khai thác nguồn tài liệu, học liệu trên mạng Internet. Trên cơ sở triển khai thực hiện chuẩn nghề nghiệp GVMN, xác định năng lực, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên đáp ứng yêu cầu của các chuẩn đã được Bộ GDĐT ban hành để có được đội ngũ CBGV đủ tâm, đủ tầm làm công tác CSGD trẻ. Tổ chức tốt các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giúp các em biết tránh xa những nơi nguy hiểm và bồi dưỡng cho GV một số kiến thức chăm sóc sức khỏe, PTTNTT cho trẻ ở trường MN.

Đẩy mạnh thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 - 2020: tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục, đổi mới việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; nâng cao năng lực đội ngũ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục; tăng cường cơ hội thực hành, trải nghiệm, phát triển toàn diện cho trẻ trong môi trường an toàn

Phân công trách nhiệm cho giáo viên cụ thể ngay từ đầu năm học để GV chủ động nắm bắt đặc điểm, tình hình của nhóm/lớp mình phụ trách từ đó xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ CSGD trẻ sát đúng với thực tế, có cơ sở để chủ động tham mưu những vấn đề liên quan đến PTTNTT cho trẻ.

Nhà trường căn cứ vào kế hoạch của GV để có thể hỗ trợ tối đa nhất những điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ ở nhà trường.

Giao trách nhiệm cho GV thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Đánh giá và quản lý trẻ; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ .

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

GV được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo đúng Điều lệ trường mầm non.

Giáo viên phải được tập huấn kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp; giáo viên mầm non còn cần nghiên cứu sách báo và hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục về phòng, tránh tai nạn, thương tích cho trẻ để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế ở địa phương. Tổ chức và tham gia các cuộc thi tìm hiểu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.

Giáo viên hiểu được tầm quan trọng, nắm rõ kiến thức, kỹ năng thực hành phòng tránh TNTT theo nội dung các văn bản qui phạm pháp luật. Từ hiểu biết về PTTNTT có thể tuyên truyền đến các bậc phụ huynh để họ hiểu biết kiến thức, qui định của pháp luật phối hợp trong việc PTTNTT cho trẻ ở gia đình.

GV phải gần gũi trẻ, hiểu tâm sinh lý độ tuổi, cần giáo dục trẻ những kiến thức cơ bản, giúp trẻ hiểu, có ý thức, hành vi tránh các nguy cơ xảy ra TNTT. Thông qua hoạt động giáo dục và hoạt động vui chơi, các hội thi lồng ghép kiến thức PTTNTT giúp trẻ có các kỹ năng thực hành tự bảo vệ an toàn cho mình.

88

Khi tổ chức các hoạt động cho trẻ cần có sự đồng thuận của hội cha mẹ trẻ. Địa điểm tổ chức hoạt động phải phù hợp lứa tuổi, việc di chuyển thuận lợi, an toàn cho trẻ.

Hợp đồng với các chủ phương tiện, các đơn vị nơi đến rõ ràng, cụ thể.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 112 - 117)