GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG – SINH HỌC CỦA BIA

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất bia rượu (Trang 69)

- Cách 2: Khi thùng 3a đầy, mở van ống chảy chuyền từ thùng 3a sang thùng 4(1) không qua thùng 3b Khi thùng 4(1) đầy thì mở van ống chảy chuyền sang thùng

3. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG – SINH HỌC CỦA BIA

Chất hòa tan chiếm từ 4 - 6% khối lượng bia. Khoảng 80% chất tan là glucid, trong đó 70% là các dextrin, 8 - 10% chất tan là hợp chất chứa nitơ với 30 - 40% là các protein phân tử lượng cao; 50 - 60% có phân tử lượng trung bình và 20 - 30% là các polypeptide và amino acid. Khoáng chất chiếm 3 - 4%, chủ yếu là P, Na, K, Si, Al, Fe, Ca, Mg. Ngoài ra còn có chất chát, chất đắng, glycerol, acid hữu cơ,…và nhiều vitamin. Hầu hết các thành phần này đều có ích cho cơ thể và có thể được hấp thụ trực tiếp đến 95%.

Nếu tính trung bình, khi được ôxy hóa hoàn toàn, 1 gam ethanol sẽ cho ta 7,08 kcal; 1 gam chất khô cho 3,8 kcal, vậy 1 lít bia 3,5% ethanol chứa 5% chất tan sẽ cung cấp cho cơ thể 428 Kcal. Giá trị này có thể dao động từ 400 đến 800 kcal tùy loại bia. Lưu ý rằng năng lượng 1 lít sữa cấp cho cơ thể vào khoảng 680 kcal; năng lượng cần cho cơ thể người trưởng thành trung bình 3000 - 3500 kcal/ngày.

Bia là một loại đồ uống chứa cồn, nếu được sử dụng đúng mức sẽ đem lại cảm giác sảng khóai, có lợi cho hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, bài tiết, miễn dịch, tăng cường sức lực cho cơ thể. So với trà, cà phê, bia không chứa các kim loại có hại; so với các đồ uống chứa cồn khác thì bia chứa ethanol với hàm lượng thấp (2 - 6% V). Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều sẽ đưa vào cơ thể lượng cồn lớn và có hại.

4. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA BIA THÀNH PHẨM 4.1. Chất dễ bay hơi

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất bia rượu (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)